Sự thật lời đồn dùng nước chanh, giấm táo 'tiêu diệt' ung thư đang khiến nhiều người nửa tin nửa ngờ

Ngọc Minh 2017-07-24 10:15
- Thời gian gần đây nhiều người điều trị ung thư nhắc tới chế độ ăn kiềm hóa cơ thể để đẩy lùi ung thư. Không ít bệnh nhân ung thư dạ dày đã dùng nước chanh và giấm táo để kiềm hóa cơ thể. Vậy có hay không chế độ ăn kiềm hóa cơ thể để điều trị ung thư không?.

Kiềm hóa cơ thể bằng nước chanh và giấm táo

Đang mắc bệnh ung thư dạ dày, bác Nguyễn Văn Thanh (40 tuổi, Vĩnh Phúc) đọc được thông tin về chế độ ăn kiềm hóa cơ thể tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Theo chế độ ăn kiềm hóa sẽ dùng nước chanh, giấm táo hàng ngày.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội trên lý thuyết, cơ chế sinh ra bệnh ung thư là trong môi trường axit các tế bào sẽ bị đột biến gây ra ung thư. Nếu đúng theo lý thuyết thì chế độ ăn kiềm hóa cơ thể sẽ hạn chế được nguy cơ ung thư và sự phát triển của tế bào ung thư.

Dùng nước chanh, giấm táo kiềm hóa để điều trị bệnh ung thư?

Theo các chuyên gia về lý thuyết chế độ ăn kiềm hóa cơ thể có thể hạn chế được nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các phòng ung thư hiệu quả là chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bác sĩ Thịnh khuyến cáo, một người đang bị ung thư dạ dày dùng cách uống nước chanh và giấm táo có thể có thể làm tăng các hội chứng trào ngược của dạ dày. Do những chất chua sẽ không tốt cho bệnh nhân dạ dày.

Ung thư sinh ra từ dinh dưỡng không hợp lý, ví dụ ăn mỡ động vật dẫn đến thừa cân béo phì dễ sinh ra ung thư vú, ăn nhiều dưa cà muối gây ra ung thư đại tràng, ăn gạo mốc gây ung thư gan…

Cách phòng bệnh ung thư hiệu quả nhất được bác sĩ Thịnh khuyên là nên có một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối. Ăn nhiều rau xanh cơ thể sẽ điều hòa được lượng pH. Hạn chế ăn các loại thịt động vật, thịt đỏ, ăn nhiều cá.

“Tuy nhiên, khi bệnh nhân điều trị ung thư thường bị thiếu bạch cầu cho nên chúng tôi thường khuyên bệnh nhân ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò). Trong thịt động vật có nhiều protein sản xuất bạch cầu. Bệnh nhân ung thư vẫn uống sữa, ăn đa dạng để có sức khỏe tốt điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân ung thư đã điều trị khỏi bệnh thì sẽ quay trở về chế độ ăn như người bình thường, ăn nhiều cá, rau xanh, ăn ít thịt đỏ, uống nhiều nước. Hạn chế rượu bia, chất kích thích”, bác sĩ Thịnh nói.

Nhiều bệnh nhân ung thư thắc mắc có cần bổ sung vitamin trong quá trình điều trị ung thư hay không? Bác sĩ Thịnh cho rằng, vitamin có vai trò quan trọng cho cơ thể, cả bệnh nhân ung thư cũng vậy. Tuy nhiên, khi đang điều trị ung thư bệnh nhân không dùng vitamin B9, B12 vì loại vitamin này làm tăng trưởng tế bào mới có thể kích thích tế bào ung thư phát triển. Khi bệnh nhân đã điều trị sức khỏe ổn định thì vẫn có thể bổ sung các loại vitamin trên bình thường.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn như thế nào?

Bác sĩ Thịnh cho hay, vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày rất quan trọng. Bệnh nhân ung thư dạ dày thường gặp phải những khó khăn trong ăn uống. Vì dạ dày là nơi tiếp nhận thức ăn thô, dạ dày trong vai trò chuyển hóa hấp thu, chuyển hóa.

Khi cắt bỏ mất dạ dày vấn đề ăn uống thực sự là bài toán khó. Bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ gặp phải hai vấn đề lớn đó là chứng khó tiêu và hay bị trào ngược rất khó chịu cho bệnh nhân.

“Với bệnh nhân ung thư dạ dày, sau khi đã được phẫu thuật thức ăn nên chọn các thực phẩm dễ tiêu, ăn thịt băm nhỏ, cháo dinh dưỡng. Một số người sẽ gặp rắc rối khó tiêu do uống sữa động vật có thể chuyển sang uống sữa thực vật (sữa đậu nành)”, bác sĩ Thịnh nói.

Bác sĩ Thịnh khuyến cáo thêm, bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn lượng thức ăn lớn cùng một lúc. Nên chia nhỏ bữa ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Không nên ăn thức ăn thịt đỏ vì rất khó tiêu hóa.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Điểm mặt 6 con giáp là khắc tinh của nhau