Sốt xuất huyết tăng cao chỉ vì sự nhầm lẫn rất phổ biến này của bố mẹ khi điều trị tại nhà

2017-06-28 06:21
- Theo khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tháng 6 khoa đã tiếp nhận 13 trường hợp bệnh nhi sốt xuất huyết. Các bệnh nhi tới điều trị trước đó, đã điều trị tại nhà và thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Con bị sốt xuất huyết nhầm bệnh viêm họng

Đang điều trị tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện nhi Trung ương, bệnh nhi Trần Phương L. (7 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) bị mắc sốt xuất huyết nhưng gia đình nhầm thành viêm họng. Bé L., điều trị tại nhà 5 ngày khi có những triệu chứng nôn nhiều không dứt mới được giai đình đưa vào bệnh viện.

Bố mẹ bệnh nhi cho biết, bé L. kêu đau họng nên gia đình nghĩ cháu bị viêm họng do uống nước lạnh nhiều trước đó. Ngay đêm hôm đó, bé L. sốt 38 độ C, 2 ngày tiếp theo bệnh nhi sốt 40 độ C kèm theo biểu hiện nôn.

Cảnh báo trẻ mắc sốt xuất huyết tăng cao và những nhầm lẫn bố mẹ nên biết

Từ đầu tháng 6 bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận 13 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, ảnh BVCC.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều. Sau khi làm xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bé bị sốt xuất huyết.

Đã điều trị tại khoa hơn 1 tuần do bị sốt xuất huyết đó là trường hợp của bé Lương Phương Th. (7 tuổi, Hà Nội). Ở nhà bé Th. sốt cao 39,7 độ C, gia đình đã chườm mát cho uống thuốc hạ sốt nhưng không thể hạ được nhiệt độ. Hai ngày sau, bé Th. kêu đau bụng khó chịu. Bé Th. đi khám bác sĩ chẩn đoán bé bị sốt xuất huyết.

Cha mẹ bé Th. cho hay, quanh khu vực sống của gia đình đang có nhiều người bị mắc sốt xuất huyết.

Triệu chứng bệnh không rõ ràng 

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát từ tháng 4 đến tháng 9. Chỉ tính riêng tháng 6 năm nay, số lượng trẻ nhập viện do bệnh này đã tăng nhiều so với các tháng trước đó. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhưng biểu hiện của bệnh lại không rõ ràng nên nhiều cha mẹ thường bỏ qua. Khi bệnh tiến triển nặng trẻ mới được đưa vào bệnh viện điều trị.

Trẻ khi mắc bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Thời gian sốt thường kéo dài từ 2-7 ngày, triệu chứng có thể nhận ra bệnh như: mặt đỏ, đau nhức cơ, đau đầu, xung huyết dưới da...

Một số trường hợp trẻ có thể bị đau họng, viêm kết mạc mệt mỏi, buồn nôn và nôn nhiều nhiều như bệnh nhi L. gặp phải. Trẻ nhũ nhi có thể kèm theo triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy.

“Sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu tcó riệu chứng bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với các loại sốt do virus khác. Tuy nhiên, nếu thời điểm trẻ bị sốt tại nơi cư trú có người đang bị mắc sốt xuất huyết thì cần nghĩ tới khả năng mắc bệnh”, bác sĩ Lâm nói.

Biểu hiện ngày thứ 2 cha mẹ nên biết

Theo bác sĩ Lâm, vào ngày thứ 2 khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ thường kèm theo những biểu hiện như, các chấm đỏ không biến mất khi ấn vào. Trẻ xuất hiện chảy máu lợi, chân răng (xuất huyết niêm mạc). Nôn ra máu, đại tiện phân ra máu (xuất huyết tiêu hóa).

Sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần tuân thủ theo nguyên tắc. Trẻ được uống thuốc hạ sốt đúng cách. Khi trẻ sốt cao cần phải được uống thuốc hạ sốt đúng theo liều quy định. Có thể dùng nước ấm lau người hạ bớt nhiệt để tránh trẻ bị co giật do sốt quá cao.

Bù nước và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ. Cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước cháo và uống oresol. Chế biến thức ăn đầy đủ dinh dưỡng dạng loãng giúp trẻ dễ tiêu hóa như cháo, súp…

Ngoài ra, ăn uống thì cần phải cho trẻ ngủ ngơi hợp lý để trẻ nhanh chóng hồi phục. Cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị sốt cao có những dấu hiệu cảnh như, lừ đừ, mệt mỏi, nôn nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to. Trẻ bứt dứt quấy khóc, chân tay lạnh toát, tím tái, vã mồ hôi…phải nhập viện cấp cứu ngay.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 bài tập đơn giản trước khi đi ngủ giúp nàng "lười chảy thây" cũng có eo thon, chân dài