Sắp nghỉ Tết sang giao mùa Đông Xuân, các mẹ nên biết các BÍ QUYẾT NÀY để không phải đưa con vào viện khi mới chớm bệnh

2018-01-04 14:50
- Tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch mùa Đông Xuân 2018 điều kiện thời tiết lạnh độ ẩm không khí cao và trùng với dịp lễ Tết nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát. Trong đó có dịch sởi, cúm gia cầm, ho gà, viêm mangfnaox do mồ cầu, tiêu chảy….

Sởi, cúm, viêm đường hô hấp trên không cần thiết phải nằm viện

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm cần phải kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Nếu trẻ mắc các bệnh lý như sởi, cúm, viêm đường hô hấp trên không nhất thiết phải nhập viện điều trị. Tại các bệnh viện nên thành lập khu điều trị ban ngày (điều trị ngoại trú) cho các bệnh lý trên. Việc vào viện điều trị các bệnh lý trên sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong ở trẻ nhỏ do bị nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Trong trường trẻ nghi ngờ bị sởi có viêm màng não cần phải thành lập đơn nguyên điều trị riêng biệt cách ly trẻ. Hiện nay, vẫn có tình trạng trẻ ở một số bệnh viện trẻ bị sởi nằm điều trị chung với viêm đường hô hấp nguy cơ lây nhiễm bệnh chéo là rất cao.

Cảnh giác với dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông Xuân

Dịch sởi, cúm, ho gà có nguy cơ bùng phát cao trong mùa Đông Xuân.

Trong năm 2017, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 83 trường hợp mắc sởi, 01 ca tử vong. Bệnh phân bố rải rác tại 24 quận, huyện, thị xã không ghi nhận ổ dịch lớn. 85,5% số ca mắc bệnh chưa được tiêm phòng bệnh sởi.

Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng sởi nguy cơ mắc bệnh lên tới 99%. Bệnh sởi nếu không có biến chứng hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc bệnh nhi, người nhà cần lưu ý theo dõi nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau thì đưa đến cơ sở y tế khám ngay, đặc biệt là ở giai đoạn ban sởi đã lặn. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như, sốt li bì, co giật, sốt cao không hạ, thở bất thường, tiêu chảy cần đưa trẻ đi bệnh viện.

Cần lưu ý dịch bệnh gì trong mùa Đông Xuân?

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay trong mùa Đông Xuân, lễ hội thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao, thường xuyên tập trung đông người tạo điều điện để cho các dịch bệnh có cơ hội bùng phát. Bên cạch đó, mùa Đông Xuân trùng vào dịp Tết Nguyên đán. nhu cầu đi lại gia tăng, buôn bán vận chuyển tiêu thụ gia cầm. Tập trung ăn uống tập thể gia tăng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm hay gặp như: Cúm gia cầm, ho gà, sởi, bạch hầu, rubella, viêm màng não do não mô cầu, tiêu chảy, liên cầu lớn…

Với Cúm gia cầm cần phải giám sát chăt chẽ, kiểm dịch ở cửa khẩu, phát hiện sớm các trường hợp bị mắc. Bệnh sởi, ho gà, bạch hầu cần phải rà soát đối tượng tiêm chủng, tổ chức tiêm vét tiêm bổ sung đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95%. Cần tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng bệnh liên cầu lợn và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

 

10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) gồm: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.

Hai loại vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh  là viêm gan vi rút B (tiêm ngay sau sinh trong 24 giờ đầu), vắc xin lao tiêm một lần cho trẻ (trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những cung hoàng đạo cẩn thận họa thị phi bủa vây, tình cảm rạn nứt năm 2021