Nước lũ ngập sâu nhiều ngày, người dân cần đề phòng những căn bệnh nào?

2018-08-02 13:45
- Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong và sau thời gian mưa lũ, người gian cần phải đề phòng với các dịch bệnh dễ mắc phải như tiêu chảy, bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết…

Cẩn trọng với rắn cắn, điện giật

Sáng ngày 2/8, trao đổi với Emdep.vn, bác sĩ Phùng Thị Huề, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hoàng Văn Thụ, Chương Mỹ, Hà Nội cho hay xã Hoàng Văn Thụ là trong những xã bị ngập nặng nhất tại Chương Mỹ. Cho nên, ngay từ đầu mùa lũ, trạm y tế đã có phương án tuyên truyền, phòng bệnh cho nhân dân.

Khi nước lũ về, người dân cần phải nhanh chóng đưa trẻ em, người già di rời từ thấp tới chỗ cao để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro cho nhóm đối tượng đặc biệt.

Nói về dịch bệnh trong mùa mưa lũ, bác sĩ Huề cho biết, trong và sau mưa lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Nước bẩn và điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh sẽ khiến cho có khi khuẩn phát triển và bùng phát thành dịch bệnh như: bệnh đường tiêu hóa, nấm kẽ chân, ngứa ngoài da, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, cúm. Ngoài ra cần lưu ý nguy cơ rắn cắn, điện giật, đuối nước…

Dịch bệnh nào sẽ dễ bùng phát trong mùa mưa lũ

Người sống trong vùng lũ cần lưu ý đề phòng bệnh tiêu chảy, ngoài da, đau mắt đỏ...

“Trước khi nước tràn vào, người dân cần lưu bịt kín miệng giếng khơi, giếng khoan bằng nilon để nước bẩn không tràn vào. Sau khi lũ rút phải hút nước lên rồi khử khuẩn trước khi sinh hoạt ăn uống, tắm rửa. Trong thời gian mưa lũ, người dân cần phải thực hiện ăn chín – uống sôi (uống nước sạch) để phòng bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, lỵ. Riêng đối với gia đình chưa có nước sạch cần phải khử nước bằng phèn chua, sau khi nước lắng đọng sẽ cho Cloramin B vào”, bác sĩ Huề nói.

Nhằm đề phòng bệnh ngoài da, nấm kẽ chân (nước ăn chân), người dân trong vùng lũ sau khi lội nước bẩn về cần phải vệ sinh ngoài da sạch sẽ. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là hạn chế lội nước bẩn, nếu có lội nước phải đi ủng bảo vệ.

Đề phòng sốt xuất huyết

Bác sĩ Huề khuyến cáo người dân đặc biệt cần phải lưu ý tới bệnh sốt xuất huyết sau khi nước rút. Vì khi nước rút sẽ đọng lại ở các dụng cụ chứa nước (xô, chậu, chum, vại…). Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản để trứng. Người dân lưu ý những dụng cụ có chứa nước sau mưa cần úp xuống để muỗi không còn môi trường để trứng sẽ không có bệnh sốt xuất huyết.

Sở Y tế Hà Nội cho hay, cơ quan này đã cử đoàn công tác kết hợp với trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện Da liễu, bệnh viện Mắt Hà Đông tổ chức kiểm tra, sẵn sàng ứng phó, phòng ngừa dịch bệnh trong mùa lũ với mục tiêu “Nước rút đến đâu, triển khai phòng, chống dịch và vệ sinh môi trường đến đó”.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chống dịch trong mùa mưa lũ như sau:

 1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng

5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày

6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế

7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế

 8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Phối đồ với tông màu cam nổi bần bật và thời thượng như Khánh Linh, Thùy Tiên