Nỗi sợ lấy chồng của cô gái 9X vì quan niệm không còn đúng của nhiều người do căn bệnh nguy hiểm

2018-03-09 11:50
- “Mọi người vẫn nói có bệnh tim đừng yêu ai, không sinh đẻ, không cho con bú được… Và tôi sợ con có thể mắc bệnh tim do di truyền từ mẹ”.

Cách đây 2 năm, trong một lần tình cờ kiểm tra sức khỏe, chị N.Ph.Th (25 tuổi, Vĩnh Phúc) được bác sĩ tư vấn nên đi khám chuyên sâu về khoa tim mạch, vì nghi ngờ có bệnh ở tim. Khi nhận kết quả từ bác sĩ chuyên khoa, chị Th. cần phải tiến hành phẫu thuật để sửa chữa lại một số lỗi của quả tim khiến cho chị Th. rất lo lắng. Ca phẫu thuật của chị Th. khá thành công nhưng cho đến nay chị Th. vẫn sợ không dám yêu ai do mặc cảm về căn bệnh của mình.

Chị Th. cho biết: “Mọi người vẫn nói có bệnh tim đừng yêu ai, không sinh đẻ, không cho con bú được… Và tôi sợ con có thể mắc bệnh tim do di truyền từ mẹ”.

Cô gái 9X mắc bệnh tim lo sợ giám lấy chồng và sinh con

Phụ nữ mắc bệnh tim đã điều trị vẫn có thể lấy chồng và sinh đẻ bình thường.

Theo PGS. TS. Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, trước đây tồn tại quan niệm “có bệnh tim thì không nên yêu, lỡ yêu thì không nên lấy chồng, lỡ lấy chồng thì không nên mang thai và nếu lỡ có thai thì không nên sinh đẻ, nếu sinh được con thì không cho con bú” nhưng giờ đã thay đổi. Y học phát triển nên việc can thiệp nội khoa cho các bệnh nhân tim mạch ngày càng mang tới kết quả tốt đẹp.

Ngay cả người có bệnh tim rất nặng như tứ chứng Fallo (thay đổi những bất thường về cấu trúc tim), trước đây thường bị tử vong.  Ngày nay, những bệnh nhân mắc chứng này hoàn toàn có thể can thiệp mổ được, sau mổ bệnh nhân hồi phục rất tốt, có thể lấy chồng, sinh con như bình thường.

Bác sĩ Nha cho biết thêm: “Tôi lưu ý không chỉ riêng phụ nữ bị bệnh tim mà các bệnh lý khác khi có thai cần phải tới khám và tư vấn bác sĩ chuyên ngành về bệnh lý và bác sĩ sản khoa để nhận được nhũng lời khuyên hợp lý”.

Bệnh tim bẩm sinh không phải là bệnh di truyền từ mẹ sang con. Nguyên nhân gây bệnh tim có thể trong quá trình mang thai thời điểm hình thành cấu trúc quả tim mẹ tiếp xúc với hóa chất, tia phóng xạ, mắc bệnh truyền nhiễm như, cúm, rubella, … và một số bệnh khác gây dị tật tim bẩm sinh cho con.

Trường hợp nào mẹ sẽ phải đình chỉ thai nghén?

Bác sĩ Nha cho hay khoa Sản của bệnh viện Bạch Mai thường xuyên phải tiếp nhận những trường hợp sản phụ có bệnh lý nặng tới điều trị. Những bệnh lý nội khoa gặp chủ yếu ở sản phụ như, tim mạch, phổi, gan, thận…

Khi chăm sóc sản phụ, việc có đình chỉ thai nghén hay không sẽ liên quan tới tình trạng của mẹ. Bác sĩ phải đánh giá tình trạng bệnh lý sức khỏe của mẹ và con, luôn ưu tiên cho mẹ, con chỉ là yêu tiên số 2.

Nếu tình trạng bệnh lý của mẹ chuyển biến nặng con nhỏ sẽ được đình chỉ thai nghén. Khi mẹ điều trị ổn định có nên mang thai tiếp theo hay không phải hỏi ý kiến bác sĩ. Khi tuổi thai lớn mẹ nguy hiểm vẫn phải ưu tiên mẹ, nếu thai nghén không thể giữ được bác sĩ buộc phải lấy thai ra.

“Khi thai to, chúng tôi sẽ hội chẩn đánh giá khả năng sống của trẻ, trường hợp lấy thai ra khả năng sống 50 -50 nhưng mẹ đang nguy hiểm thì buộc phải mổ. Ca mổ sẽ có sự phối hợp chuyên khoa bệnh lý mà mẹ mắc phải, bác sĩ sản, bác sĩ nhi”, bác sĩ Nha nói.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chuyện Showbiz: Hot girl Thúy Vi khoe vòng 1 căng đét - Hòa Minzy chia sẻ chưa cho con trai gần 2 tuổi học tiếng Anh