Những sự thật bạn dễ nhầm lẫn khi dùng sữa chua dẫn đến đường ruột khó chịu

Thiện Duyên 2017-07-10 10:20
- Sữa chua thường được dùng như món ăn vặt ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong những tình huống đặc biệt như bị tiêu chảy, hành kinh hay béo phì có được ăn sữa chua hay không?

Người khỏe mạnh có thể thoải mái  ăn sữa chua?

Bất cứ món ăn nào kể cả sữa chua, cho dù nó được đánh giá là chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người và tốt cho sức khỏe, bạn vẫn không thể vô tư ăn uống một cách vô tội vạ, nếu không muốn xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Thông thường, đối với người bình thường khỏe mạnh, không mắc bệnh tật hay ở tình huống đặc biệt nào về sức khỏe, mỗi người nên ăn 1-2 ly sữa chua hàng ngày (tương đương 250ml - 500ml).

Những sự thật bạn dễ nhầm lẫn khi uống sữa chua

Về thời gian sử dụng sữa chua với người khỏe mạnh cũng không có hạn chế đặc biệt, trên cơ bản là bạn có thể dùng bất cứ khi nào thích. Nhưng có một vấn đề cần chú ý, không nên ăn quá nhiều sữa chua ngay sau bữa ăn để tránh tăng cân. Do trong sữa chua có chứa năng lượng nhất định, có thể gây ra tình trạng thừa năng lượng nếu uống ngay khi vừa ăn cơm.

Nếu bạn thật sự thích ăn  sữa chua sau bữa ăn thì tốt nhất nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút - 1 tiếng, đồng thời cũng nên hạn chế cả những món ăn vặt khác để luôn giữ cân bằng năng lượng và duy trì cân nặng thích hợp.

Sữa chua có nhiệt lượng cao, người muốn giảm cân có được ăn?

Đối với người đang thừa cân nặng, bạn rất cần kiểm soát nghiêm ngặt tổng năng lượng nạp vào cơ thể và cả thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Trong khi đó, sữa chua không những có chứa thành phần dinh dưỡng trong sữa bò mà còn do được lên men nên các dưỡng chất càng dễ được tiêu hóa và hấp thu. Tuy nhiên, dinh dưỡng không gây tăng cân hay gây béo như nhiều thực phẩm khác.

Những sự thật bạn dễ nhầm lẫn khi uống sữa chua

Vì vậy, người muốn giảm cân không cần thiết “từ chối” món sữa chua thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, sữa chua còn tăng cảm giác no, sau khi ăn cho dù trước đó bạn ăn cơm rất ít thì cũng không dễ cảm thấy đói, rất thích hợp cho người muốn khống chế cân nặng.

Trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc cơ thể sợ lạnh có thể ăn sữa chua không?

Nếu bạn vốn nhạy cảm với đồ lạnh hoặc đang trong thời kỳ hành kinh, bạn có thể dùng nước nóng khoảng 50oC - 60oC ngâm ly hay hũ sữa chua một lúc, như thế sẽ không làm mất đi dinh dưỡng trong sữa chua và không gây bất cứ tác dụng phụ nào với thể chất nhạy cảm của bạn.

Các lợi khuẩn trong sữa chua nếu ngâm trong môi trường nhiệt độ 40oC trong khoảng 30 phút sẽ không có vấn đề gì, thậm chí nó càng trở nên linh hoạt hơn. Vì thế, nếu ở nhiệt độ cao hơn đôi chút có thể các lợi khuẩn cũng “chết đi” một bộ phận nhỏ nhưng nhìn chung vẫn giữ được lợi ích to lớn của sữa chua.

Những sự thật bạn dễ nhầm lẫn khi uống sữa chua

Tuy nhiên, bạn không nên để sữa chua trong nhiệt độ cao quá lâu vì có thể các vi khuẩn trong sữa sẽ sinh sôi quá mức, khiến mùi vị trở nên chua hơn, mất cảm giác ngon miệng.

Cơ thể đang bị tiêu chảy uống sữa chua có làm bệnh nặng hơn?

Theo các chuyên gia, nếu bạn đang có triệu chứng tiêu chảy, dù là do nguyên nhân gì tốt nhất là không nên uống sữa bò. Do trong sữa bò có chứa hàm Lactoza, quá trình tiêu hóa Lactoza sẽ được tế bào ở thành niêm mạc ruột non tiến hành phân giải. Khi đường ruột bị viêm, các lớp tế bào này đã bị tổn hại nên cơ thể tạm thời không thể làm nhiệm vụ phân giải như bình thường. Nếu Lactozakhông được phân giải sẽ kích thích lên đường ruột, khiến tình trạng thoát nước nặng hơn, chứng tiêu chảy khó hồi phục.

Những sự thật bạn dễ nhầm lẫn khi uống sữa chua

Tuy nhiên, với sữa chua thì không nằm trong hạn chế này, do Lactoza trong sữa chua đã được các lợi khuẩn tận dụng và lên men, chẳng những không gây hại mà còn rất hữu ích để cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Đang dùng thuốc có được uống sữa chua?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn phải căn cứ vào loại thuốc cụ thể đang sử dụng. Các loại thuốc kháng khuẩn sẽ dẫn đến rối loạn các khuẩn trong đường ruột, làm giảm khả năng miễn dịch, nếu thường xuyên uống sữa chua với liều lượng thích hợp có thể hỗ trợ điều chỉnh cân bằng các nhóm khuẩn này, duy trì sức đề kháng. Sau khi ngưng thuốc, tiếp tục uống sữa chua thêm một thời gian nữa còn có thể giảm tác dụng phụ do các chất kháng khuẩn trong thuốc gây ra.

Những sự thật bạn dễ nhầm lẫn khi uống sữa chua

Trong sữa chua có chứa nhiều protein, glucose và lipit, có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể. Khi bạn đang dùng thuốc bổ dạng cung cấp khoáng chất, vitamin thì vẫn có thể uống sữa chua.

Còn lại các loại thuốc khác cơ bản là không nên dùng đồng thời với sữa chua, hoặc bạn cần có chỉ định của bác sĩ để không lạm dụng mà gây tác dụng không mong muốn.

Có nên uống sữa chua khi bụng đói?

Chỉ cần không quá chua thì người có dạ dày, đường ruột khỏe mạnh hoàn toàn có thể uống sữa chua khi bụng đói nếu thích. Điều cần chú ý là sữa chua khi lấy từ tủ lạnh ra rất lạnh, tốt nhất nên để ra ngoài khoảng 30 phút với người có hệ tiêu hóa sợ lạnh.

 

Thiện Duyên - Nguồn: people, morningpost

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sự nhẹ nhàng của người phụ nữ đến từ sự chiều chuộng của người đàn ông