Kinh hoàng nhuộm lõi pin vào cà phê, rùng mình khi biết những nguy cơ nếu uống phải sản phẩm bẩn này

2018-04-19 06:45
- Theo chuyên gia, lõi pin không dùng ăn được vì vậy tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

Có thể phân biệt cà phê nhuộm lỗi pin hay không

Liên quan vụ hơn 3 tấn cà phê “bẩn” nhuộm lõi pin được bán ra thị trường, TS. Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam) cho hay, trong lõi pin có chứa rất nhiều kim loại nặng (chì, mangan dioxit) có thể gây nguy hại khó lường cho sức khỏe.

Lõi pin khô thường được nhà sản xuất sử dụng hợp chất mangan dioxit (MngO2), màu nâu đen bao quanh lõi than chì là chất điện ly giải phóng nguồn điện cho lõi pin. Dùng lõi pin để nhuộm màu cà phê ít nhiều sẽ làm cho lượng chì và mangan dioxit gây ra ngộ độc, nhiễm độc ở mức độ khác nhau khi dùng nhiều hay ít.

Lõi pin là thứ không được phép dùng cho thực phẩm

Cà phê nhuộm pin gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Nhiễm độc chì gây tình trạng trí nhớ kém, khó ngủ, khả năng làm việc giảm. Nhiễm độc chì cấp có thể dẫn tới liệt, co giật và hôn mê, người lớn bị suy thận. Còn mangan hấp thu vào cơ thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch.

“Người tiêu dùng rất khó có thể phân biệt được cà phê nhuộm lõi pin hay không nhuộm, đây là câu chuyện và trách nhiệm của cấp quản lý”, TS. Từ ngữ nói

Còn PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định lõi pin là thứ bỏ đi sau khi sử dụng hết điện không phải là đồ ăn được. Vì vậy tuyệt đối không dùng lõi pin trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào. Trong lõi pin có chứa bột than nén, dung dịch điện ly có thêm magan, vỏ bọc bên ngoài bằng kẽm.

“Dùng một thứ không ăn được để nhuộm vào thực phẩm thì cần nhanh chóng phải tịch thu sản phẩm, tịch thu, tiêu hủy và phạt thật nặng chủ sản xuất”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Theo các chuyên gia, nhuộm lõi pin vào cà phê chỉ mang tính chất cá thể của một chủ cơ sở nhưng gây ra hoang mang dư luận. Người làm ăn phi pháp không tuân thủ đúng về ăn toàn thực phẩm cần phải được xử lý đích đáng có sức răn đe.

Trước đó, ngày 16/4, lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh đột nhập vào cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan (trú thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp).

Lõi pin là thứ không được phép dùng cho thực phẩm

Hơn 3 tấn cà phê nhuộm lõi pin đã được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ

Ngay tại cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Loan, lực lượng trức năng phát hiện trong xưởng chế biến cà phê của bà Loan có hàng chục tấn cà phê bẩn đã được trộn lẫn với đất, bột đá.

Qua kiểm tra ban đầu, lực lượng chức năng thu giữ 2 chậu chứa cục pin  (khoảng 35kg) đã được đập vụn, 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) đã được hòa tan bằng pin, 12 tấn cà phê bột đã được chủ cơ sở cho nhuộm đen bằng pin chuẩn bị đóng gói cùng nhiều máy móc, vật dụng liên quan đến việc sản xuất cà phê bẩn.

Chủ cơ sở này khai nhận nhờ người đi thu mua lại các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn vỡ…tại các đại lý và sau đó mua các cục pin đập dẹp, dùng chất bột màu đen của pin hòa với nước rồi đem nhuộm với cà phê. Cà phê sau khi được nhuộm, cơ sở đem rang, xay rồi đóng gói bán ra thị trường nhằm mục đích kiếm lời. 

Theo bà Loan hơn 3 tấn "cà phê bẩn" nhuộm lõi pin đã được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ từ đầu năm 2018 đến nay.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên