Kiểm soát được yếu tố này chị em sẽ không 'vẽ đường' cho ung thư vú có mặt trong cơ thể

2017-09-02 11:00
- Ung thư vú là trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Một người bình thường hoàn toàn có nguy cơ bị mắc ung thư vú nếu không kiểm soát được cân nặng.

Bệnh có thể mắc ở người có sức khỏe đang bình thường

Năm nay 37 tuổi, chị Nguyễn Thị Hải Hà (Hậu Lộc, Nam Định) cảm thấy sung sức hơn bao giờ hết. Chị Hà cũng thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần, kết quả cho thấy không có vấn đề gì nghiêm trọng tuy nhiên trong một lần đi làm, chị cúi xuống nhặt tập tài liệu và cảm nhận như ngực bị rơi xuống.

Bản chất là người lo xa cho sức khỏe nên chị Hà đã đi khám ngay. Qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán chị Hà có khối u ở vú và yêu cầu phải đi khám chuyên sâu hơn.

Sau khi, khám và xét nghiệm tại bệnh viện K, chị Hà nhận được kết luận bị ung thư vú giai bắt đầu có hạch di căn. Kết quả trên đã khiến cho chị Hà khá sốc, không nghĩ bệnh có thể tiến triển nhanh tới vậy. Trong khi sức khỏe của chị Hà vẫn hoàn toàn bình thường, ăn ngon và không có dấu hiệu của sự mệt mỏi.

Phòng ngừa ung thư vú bằng cách kiểm soát cân nặng tốt

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật dẫn tới thừa cân béo phì, tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư vú. Có tới 80-90% bệnh nhân ung thư vú có chỉ số MBI lớn hơn 23, ảnh minh họa.

GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho hay, ung thư vú có thể gặp ở phụ nữ đang có sức khỏe hoàn toàn bình thường. Ung thư là căn bệnh diễn biến âm thầm cho nên mọi người thường bỏ qua dấu hiệu bệnh.

Ung thư vú có thời kỳ “tiền lâm sàng” thường kéo dài từ 8 đến 10 năm. Đây là khoảng thời gian để một tế bào ung thư hình thành đầu tiên trở thành khối u có thể sờ thấy được với kích thước khoảng 1cm.

Vì vậy, rất khó để phát hiện ra nếu không khám lâm sàng. Khi khối u phát triển tới kích thước 1cm sẽ tăng kích cỡ lên 2cm trong vòng 4 tháng.

Cân nặng có liên quan chặt chẽ tới bệnh ung thư vú

80% ung thư vú là do ngoại sinh, đến từ môi trường bên ngoài. Chế độ ăn và lối sống được cho là có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh ung thư vú.

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dương Việt Nam, chế độ ăn uống nhiều chất béo dễ dẫn tới thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ của căn bệnh ung thư vú. Một chế độ ăn nhiều chất béo, ít rau xanh, hoa quả tươi, thiết vi chất, thiếu I ốt, ăn quá nhiều ngũ cốc… làm cho chỉ số cholesteron máu cao, rối loạn chuyển hóa (tiểu đường) là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Theo nhận định của chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không cân đối cộng thêm lối sống ít vận động thể chất, làm trong môi trường có nhiều chất phóng xạ, hút thuốc lá thụ động hoặc hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Nguyên nhân mắc bệnh ung thư vú còn được kể tới là do dùng thuốc tránh thai kéo dài. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ dùng thuốc tráng thai trên 5 năm làm tăng 1,5 lần, trên 10 năm tăng lên 2 lần mắc bệnh so với người bình thường. Phụ nữ dùng thuốc nội tiết tố hỗ trợ ở tuổi tiền mãn kinh trên 5 năm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để tránh nguy cơ tái phát khối u sau khi điều trị khỏi bệnh ung thư vú. Bệnh nhân cần phải kiểm soát tốt được cân nặng, không để chỉ số MBI quá cao. Hạn chế mỡ động vật, nội tạng động vật, không hút thuốc, uống rượu bia. Đặc biệt hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, các loại thuốc có chứa nội tiết tố nữ có thể kích thích tái phát khối u.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 3 con giáp nữ nổi tiếng khó khuất phục, tán đổ không phải dễ