Hé lộ hành trình 'tiêu diệt' trầm cảm của người phụ nữ 45 tuổi chỉ vì lý do không ai ngờ đến

Thu Hà 2017-11-13 13:14
- Ngay cả giáo viên yêu nghề cũng có thể bị mắc bệnh trầm cảm nặng do không chịu nổi áp lực công việc.

Nỗi sợ lên lớp của giáo viên dày kinh nghiệm

Chị Hoài Phương (45 tuổi, nghề nghiệp giáo viên) bị mất ngủ triền miên trong ba tháng. Từ việc rất khó đi vào giấc ngủ, cấp độ mất ngủ của chị Phương tăng dần lên.

Nhiều hôm chị đi ngủ từ 10h đêm nhưng nằm tới 2 giờ sáng mới ngủ được. Mỗi đêm, chị Phương chỉ ngủ được nhiều nhất 2 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ không sâu, đầy mộng mị, có đêm, chị thức trắng.

Hành trình “thoát kiếp” trầm cảm nặng của nữ giáo viên yêu nghề

Trầm cảm báo hiệu bằng dấu hiệu mất ngủ liên tục. Ảnh minh họa.

Kèm theo đó, chị Phương luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Bữa ăn quả là một cực hình. Từ một người tính tình ôn hòa, chị trở nên rất hay cáu gắt vô cớ với chồng con và các đồng nghiệp ở trường.

Nghiêm trọng hơn, hầu hết các sở thích vốn có của phụ nữ như shopping, buôn chuyện, chị cũng đều mất dần. Ngay cả việc sinh hoạt tình dục với chồng, chị cũng chỉ “chiều chồng” cho xong chuyện. Nhiều lắm mỗi tháng chuyện ấy chỉ diễn ra một lần mà chị vẫn cảm thấy như cực hình.

 Gia đình đã đưa chị Phương đi khám chữa rất nhiều nơi. Chị đến khám tại khoa tim mạch vì hay đánh trống ngực, đau bụng chán ăn đến bác sĩ nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng…Nhưng tất cả đều không phát hiện có gì bất thường. Các đơn thuốc của bác sỹ kê chị đều tuân thủ nghiêm ngặt nhưng kết quả điều trị rất kém.

Công việc dạy học đã làm trong nhiều năm nay đã trở thành nỗi ám ảnh với chị Phương. Chị rất sợ lên lớp, sợ đứng trên bục giảng vì luôn cho rằng mình là “người vô dụng”.

Đã nhiều lần, chị nghĩ sẽ tốt hơn nếu mình chết đi. Ý nghĩ về cái chết ban đầu chỉ xuất hiện lẻ tẻ, sau luôn thường trực trong đầu chị. Đã có hơn hai lần, chị Phương tìm mua thuốc ngủ để tự tử.

Nhưng vì thương hai đứa nhỏ nên chị không dám chết. Đến mức đó, gia đình chị đành chấp nhận đưa chị đến khám chuyên khoa tâm thần tại khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 theo lời khuyên của một giáo sư thần kinh. Khám xong, bác sĩ đã kết luận chị bị trầm cảm nặng do không chịu nổi áp lực.

Chị Phương đã được uống thuốc chống trầm cảm. Sau 4 tuần điều trị, chị đã ngủ được 6 giờ mỗi tối, cảm giác mệt mỏi, bi quan gần như bay biến. Chị có thể đi làm trở lại. Tuy nhiên, khi khám lại theo hẹn, bác sĩ vẫn yêu cầu chị Phương phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống trầm cảm trong thời gian một năm nữa.

Tách bạch công việc và nghỉ ngơi để tránh trầm cảm

Đây là một trong rất nhiều người bệnh trầm cảm mà PGS.TS Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, bệnh viện 103) đã từng tiếp nhận. PGS. Quang Huy nhận thấy rất nhiều người giỏi giang, có bằng cấp, địa vị trong xã hội phải tìm đến ông để điều trị. Trong đó, số nữ giới bị trầm cảm cao gấp 3 lần so với nam giới do sinh nở, nội tiết thay đổi cộng thêm áp lực chăm sóc con cái và gia đình.

“Do sức ép của công việc, họ làm việc đến mức mê muội, dẹp bỏ các nhu cầu sức khỏe của bản thân và trở thành người “nghiện việc”.Áp lực công việc, con cái, không có nghỉ ngơi trong một thời gian dài khiến họ kiệt sức, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ và thờ ơ với mọi thứ diễn ra xung quanh. Họ bị bệnh trầm cảm nhưng không nhận ra. Chỉ đến khi gặp phải những tác động từ bên ngoài, thất bại vượt ngưỡng chịu đựng, bệnh mới phát tác dữ dội”, PGS. Quang Huy phân tích.

Trong trường hợp xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự tử. “Cách phòng bệnh tốt nhất cần sự tách bạch giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể không bị kiệt sức, thần kinh không bị quá tải. Ngủ đủ giấc, chơi thể thao, tham gia sinh hoạt cùng gia đình, bạn bè là một cách để xả stress tốt, lấy lại niềm hứng khởi trong công việc”, PGS. Bùi Quang Huy khuyến cáo.

 Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bài tập với gối giúp nàng mập có được thân hình thon gọn