Hậu quả đáng sợ nếu truyền dịch ngay khi mới bị sốt xuất huyết và không theo chỉ dẫn

2017-05-28 06:24
- Đã từng bị sốt xuất huyết nên không phòng tránh bệnh, truyền dịch khi chỉ mới sốt cao được 1 đến 2 ngày… là một trong những sai lầm dễ mắc phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết.

Chủ quan do nghĩ không bị lại

Thời tiết mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho muỗi sốt xuất huyết phát triển. Bệnh sốt xuất huyết nếu như không được chăm sóc đúng cách sẽ tiến triển nặng, hậu quả rất khôn lường. Trên thực tế, khi mắc bệnh sốt xuất huyết. mọi người vẫn còn tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm.

GS.TS Phạm Nhật An, Nguyên giám Phó giám đốc, Trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương cho hay, nhiều người cho rằng trẻ nhỏ đã từng bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị mắc lại cho nên chủ quan không phòng chống.

Sốt xuất huyết đã từng bị sẽ không bị lại?

Nhưng thực tế sốt xuất huyết có nhiều loại tùy theo từng vùng lại nhiễm loại vi rút khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu mắc phải Sốt xuất huyết dengue. Sốt xuất huyết dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm chủng vi rút nào thì sẽ có kháng thể với chủng đó. Cho nên ở cùng một vùng địa lý bệnh nhân vẫn có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.

“Trong 2 ngày đầu, người mắc sốt xuất huyết thường bị sốt cao nhưng chỉ cần uống thuốc hạ sốt và bù điện giải. Nhưng hiện nay cha mẹ có thói quen, hễ con sốt cao là truyền nước ngay. Mới sốt cao mà truyền dịch sẽ rất nguy hiểm. Trong mấy ngày đầu, người mắc bệnh ở thể nhẹ sẽ tái hấp thu nước trở lại, vi rút bị kháng thể của cơ thể tiêu diệt. Trong quá trình cơ thể tái hấp thu nước trở lại mà truyền dịch rất nguy hiểm", GS.TS Phạm Nhật An nói.

Sốt xuất huyết dễ tử vong vào ngày thứ 4, 5 và 6

Bệnh sốt xuất huyết thường tử vong ở những ngày thứ 4, thứ 5 và thứ 6 khi mắc bệnh. Nguyên nhân là do cơ chế bệnh. Vi rút dengue thường gây ra giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thoát huyết tương ra ngoài. Trong những ngày này, bệnh nhân có thể còn sốt hoặc giảm nhưng quá trình thoát huyết tương vẫn đang diễn ra khiến máu bị cô đặc. Thoát huyết tương còn gây tràn dịch màng bụng, phổi, tim. Huyết tương thoát nhiều bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc với các biểu hiện lâm sàng như vật vã, khó chịu, li bì, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp, tiểu ít…

GS.TS Phạm Nhật An giải thích, nguy hiểm thứ 2 bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp phải đó là chảy máu không thể cầm được do tiểu cầu giảm. Rất nhiều bệnh nhân khi thấy xuất huyết dưới da rất sợ. Nhưng GS.TS Phạm Nhật An khuyến cáo, xuất huyết dưới da không phải là biểu hiện nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất của giảm tiểu cầu, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí có những trường hợp bị chảy máu não. Bệnh nhân có thể bị suy các cơ quan nội tạng, rối loạn đông hay cầm máu.

“Sốt xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo, thể bệnh thường nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân vẫn sốt cao, đau đầu, đau người, đau hố mắt, khó chịu… Khi đó bệnh nhân chỉ cần uống thuốc hạ sốt và vitamin C. Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo thấy đau bụng, gan to, sốt huyết niêm mạc, huyết áp, khó thở… cần phải nhập viện sớm”, GS.TS Phạm Nhật An nói.

GS.TS Phạm Nhật An khuyến cáo, sốt xuất huyết cần phải đặc biệt đề phòng ở trẻ nhỏ vì thường dễ bị mắc hơn ở người lớn. Do trẻ chưa biết cách bảo vệ khi bị muỗi đốt. Muỗi gây sốt xuất huyết thường  đốt vào chập choạng tối thời điểm trẻ con hay vui chơi người lớn bận chuẩn bị bữa tốt không thể giám sát được. Nguyên nhân thứ 2 trẻ dễ bị mắc sốt xuất huyết hơn người lớn là do miễn dịch của trẻ non yếu, người lớn có miễn dịch khi bị bệnh sẽ ít đi.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Muốn trở thành một cô nàng trendy trong Hè này, đây là các kiểu trang phục mà bạn nên 'thuộc lòng’