Đứng ngồi không yên vì bị tiểu buốt, tiểu rắt

Kim Anh 2016-06-20 09:22
- Không phải là căn bệnh gây ra cơn đau quằn quại nhưng tiểu buốt, tiểu rắt lại khiến người bệnh đứng ngồi không yên, cảm giác khó chịu vô cùng.
Khổ sở khi bệnh tiểu buốt đeo bám

Chị N.K.A, 43 tuổi, làm kế toán ở một công ty xây dựng. Vì tính chất công việc nên chị phải ngồi nhiều. Gần đây chị thường xuyên bị đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi được rất ít và có cảm giác nóng rát, buốt. Khi thấy nước tiểu có vẩn đỏ chị mới đi khám và biết mình bị viêm đường tiết niệu.

Tương tự trường hợp chị N.K.A, bác H.P. 57 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng cho biết từ trước tới nay bác rất khỏe, không có bệnh tật do thường xuyên tập thể dục thể thao. Nhưng hơn một tuần trở lại đây, bác đi tiểu thấy đau buốt, tiểu xong lại muốn tiểu nữa mà không biết mắc bệnh gì.

Không chỉ những người lớn tuổi mà những người trẻ tuổi cũng bị mắc chứng bệnh này. Con gái chị Nguyên Thảo ở Thanh Hóa năm nay 15 tuổi, sức khỏe rất tốt. Nhưng hơn 1 tháng nay em bị đi tiểu rất nhiều. Mỗi lần đi tiểu lại thấy rất đau và buốt, tiểu hết rồi nhưng vẫn buồn đi tiểu tiếp, nước tiểu vàng đục, có lúc hơi đỏ. Em rất khó chịu, gây ảnh hưởng tới việc học.

Đứng ngồi không yên vì bị tiểu buốt, tiểu rắt
Ảnh minh họa.

Đây chỉ là một số ví dụ trong rất nhiều trường hợp đang khốn khổ vì chứng tiểu rắt, tiểu buốt. Tuy nhiên, nếu hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh này thì người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ sớm các tình trạng khó chịu trên.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt, tiểu rắt

Tiểu rắt, tiểu buốt là những triệu chứng phổ biến của của bệnh viêm đường tiết niệu, một bệnh chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Đây là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có thể không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời, nó sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và những bệnh nguy hiểm khác cho người bệnh như viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,... 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều xuất phát từ việc vệ sinh kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm hay cơ thể thấp nhiệt (nóng trong). Cũng có trường hợp bị tiểu rắt sau khi mắc một bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. 

Đối với nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn nam giới. Nguyên nhân là vì phụ nữ có cấu tạo đường tiết niệu đặc biệt, thường thẳng, ngắn và gần hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập và tấn công, gây ra viêm nhiễm.

Đối với nam giới, bệnh có thể xảy ra do ảnh hưởng của một số nguyên nhân khác như: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo bẩm sinh, ...

Ngoài ra, khi cơ thể bị thấp nhiệt (nóng trong) thì cũng gây ra viêm đường tiết niệu. Chính vì thế mà vào mùa hè hay mùa hanh khô, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn mọi mùa trong năm. Những người có cơ địa nóng trong, hay bị táo bón, mụn nhọt, nhiệt miệng… hoặc những người hay ăn nhiều đồ nóng, uống nhiều bia rượu, hoặc hay phải làm việc dưới thời tiết nắng nóng thường dễ mắc bệnh hơn.

Phương pháp điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Tập luyện cho bàng quang: Tiểu buốt, tiểu rắt là do co bóp bàng quang bị rối loạn, do đó nên tập luyện cho bàng quang. Tuy nhiên biện pháp này cần phải có thời gian và cũng không có nhiều hiệu quả.

Dùng thuốc: dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tiểu rắt, tiểu buốt.

Điều trị khép kín niệu đạo hoặc bàng quang: Biện pháp này mặc dù có tác dụng nhanh nhưng niệu đạo hoặc bàng quang sẽ bị tổn thương, và rất dễ bị viêm nhiễm.

Dùng một lượng nhỏ estrogen để điều trị: Biện pháp này được dùng cho nam giới và phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Một số cách phòng tránh bệnh tiểu buốt, tiểu rắt

- Nên uống nước vừa đủ và đều đặn mỗi ngày để làm sạch đường tiết niệu đồng thời giúp thanh lọc cơ thể. Bạn nên uống ít nhất là 2 lít nước một ngày và hạn chế uống nhiều vào buổi tối để không đi tiểu về đêm.

Đứng ngồi không yên vì bị tiểu buốt, tiểu rắt

Nên uống tối thiểu 2 lít nước trong một ngày 

- Để không mắc viêm niệu đạo, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày ở cả nam và nữ. Đối với nữ thì nên vệ sinh thường xuyên trong các kỳ kinh, không nên dùng các loại xà phòng có độ kích thích cao để vệ sinh cơ quan sinh dục. Nam giới nếu bị chứng hẹp bao quy đầu cần đi khám để có hướng giải quyết tốt.

- Hạn chế đồ uống có gas, các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… nhất là nam giới. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit, gia vị nóng, đồ ngọt. Cân bằng chế độ ăn uống.

- Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh lây nhiễm các bệnh có nguy cơ gây nên chứng tiểu buốt, tiểu rắt qua đường tình dục.

Ngoài ra, khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, cần đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, tránh biến chứng.

Kim Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo có tình cảm thăng hoa nhất năm 2021