Đột quỵ không chỉ có ở người già, người trẻ mà mắc các chứng sau đề phòng cũng không bao giờ thừa

2017-12-21 06:45
- Đột quỵ hiện nay không còn là căn bệnh của người già mà nó còn gặp ở rất nhiều người khi tuổi mới ngoài 30.

Sự ra đi quá nhanh và ám ảnh

Năm nay 36 tuổi, chị N. A đã qua đời đột ngột dù trước đó không hề có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe.  Người nhà cho hay, chị A. đã từng sinh mổ 2 lần. Sau khi đi làm trở lại, công việc áp lực  khiến chị A. mắc chứng đau nửa đầu, thậm chí cứ bước đi là bị nhói đỉnh đầu. Trong một lần tăng huyết áp, chị bị ngã quỵ và dẫn đến tử vong.

Chị T., một người bạn của chị A. chia sẻ trước đây, bản thân nghĩ đột quỵ thường gặp ở người già, người có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh chuyển hóa… Nhưng thời gian gần đây, đột quỵ xảy ra với rất nhiều những trường hợp trẻ tuổi, khiến cho chị T. không thể chủ quan.

Người trẻ có đang chủ quan với đột quỵ vì nghĩ không bao giờ mắc?

Đột quỵ gia tăng ở người trẻ do lối sống công việc áp lực, thức đêm, stress, ảnh minh họa.

Theo GS. Phạm Gia Khải, Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, xã hội càng phát triển thì số ca bệnh đột quỵ ở người trẻ tăng cao. Đột quỵ có rất nhiều nguyên nhân, trong quá trình khám và điều trị phục hồi chức năng, GS. Khải nhận thấy người trẻ tuổi bị đội quỵ thường liên quan tới tăng huyết áp gây ra vỡ mạch máu và tử vong.

Khi điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ phát hiện phần lớn các bệnh nhân đột quỵ đều có lối sống căng thẳng, làm việc suốt ngày đêm, thức khuya… tất cả các yếu tố tạo ra stress liên tiếp và gây nên căn bệnh huyết áp cao mà nhiều người không ngờ tới.

“Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân phải vào viện cấp cứu vì đột quỵ mới biết mình đang bị bệnh huyết áp cao. Chúng tôi thường gọi tăng huyết áp chính là kẻ giết người thầm lặng”, GS. Khải cho hay.

Những stress liên tục lặp đi lặp lại trong công việc khiến cho người trẻ bị huyết áp cao tăng nhiều hơn trước và tăng nguy cơ đột quỵ.

Người trẻ nào dễ bị đột quỵ

GS.Khải cho hay tất cả các đối tượng đều có thể bị mắc bệnh tăng huyết áp. Cách phòng chống đột quỵ tốt nhất là kiểm soát được huyết áp và stress. Phòng các bệnh liên quan tới chuyển hóa, mỡ máu, tiểu đường…cũng là cách để giảm nguy cơ đột quỵ.

Trong ăn uống, mọi người cần phải ăn đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế ăn quá nhiều muối và mỡ động vật. Ăn mặn là nguyên nhân gây tăng huyết áp, ăn nhiều chất béo tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.

Mỗi người nên dành thời gian vận động mỗi ngày ít nhất 30-45 phút để giả tỏa căng thẳng và cải thiện được giấc ngủ, bất cứ ai cũng cần phải chăm lo cho giấc ngủ nhiều hơn. Khi cảm thấy quá căng thẳng, mọi người nên dừng toàn bộ công việc, thả lỏng cơ thể và ngủ một giấc thật sâu.

Ngoài ra, muốn đề phòng đột quỵ khi còn trẻ cần phải từ bỏ những thói quen xấu như rượu, bia, thuốc lá…  Uống quá nhiều cồn tác động tới thần kinh gây ra hiện tượng suy nhược và trầm cảm. Khi hút thuốc lá, chất nicotin trong thuốc lá sẽ khiến nồng độ serotonin trong não tăng nhẹ gây hiện tượng thẳng và stress.

GS.Khải khuyến cáo, khi cơ thể gặp bất cứ vấn đề bất thường đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi cần phải đi khám sớm. Người trẻ đã được chẩn đoán tăng huyết áp cần phải duy trì uống thuốc theo đúng chỉ định. Việc không tuân thủ uống thuốc đúng có thể dẫn tới đột quỵ bất cứ lúc nào.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sao Việt diện váy xếp tầng công chúa: Hari Won, Sĩ Thanh ngọt ngào, Ngọc Trinh, Hương Giang lại quyến rũ sang chảnh