Con đột ngột tím tái, cha mẹ không biết lý do gì nhưng ai cũng giật mình khi biết chẩn đoán của bác sĩ

2018-04-03 15:10
- Bác sĩ Thanh Hưng cho biết sau khi khai thác sâu thêm tiền sử bệnh, người nhà cho biết có một hôm cháu chơi với giấy nên bác sĩ nghi ngờ bé có thể mắc dị vật giấy ăn.

Theo bác sĩ Trịnh Thanh Hưng, Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, trường hợp bị hóc giấy ăn là bệnh nhi N.V.T.Đ (22 tháng tuổi, tại Nghệ An). Bệnh nhi vào viện trong tình trạng ho nhiều, khó thở, tím tái. Qua khám lâm sàng và những triệu chứng ban đầu, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị viêm phổi, phim chụp của bệnh nhân toàn bộ phổi bên trái bị mờ hết.

Mẹ bệnh nhi Đ. chị N.Th (tại Nghệ An) cho hay bé Đ. trước một ngày vào viện bé vẫn chơi đùa bình thường. Sau một ngày bệnh, bé chuyển biến xấu gia đình không biết rõ nguyên nhân.

Hy hữu bé 22 tháng tuổi nguy kịch do hóc dị vật giấy ăn

Dị vật giấy ăn được lấy ra từ cơ thể bé 22 tháng tuổi.

“Vào buổi sáng con tôi vẫn chơi bình thường tới khoảng 5 giờ chiều bé ho nhiều. Khi thấy con ho nhiều tôi chỉ nghĩ bé bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, tới 12 giờ trưa ngày hôm sau con đột nhiên tím tái, khó thở gia đình vội vã đưa vào viện cấp cứu. Tôi không hiểu vì sao chỉ sau một đêm mà tình trạng bệnh của con tôi lại chuyển biến xấu tới như vậy”, chị Th. nói.

Chị Th. cho biết, tới khoảng 18 giờ bé Đ. lên cơn tím tái, chụp phổi hình ảnh rất xấu nhưng không tìm được nguyên nhân. Bác sĩ điều tra tiền sử bệnh ở nhà bé có ăn gì hay không. “Tôi nghĩ mãi mà chẳng nghĩ ra con ăn gì lạ. Lúc đó, chồng tôi chợt nhớ bé  chơi hộp giấy”, chị Th nhớ lại.

Ngay sau đó, bé Đ. được tiến hành gắp dị vật 4 mảnh giấy bám vào phổi tắc nghẽn chèn ép vào 4 nhánh khác nhau.

Ca bệnh hi hữu tại bệnh viện

Bác sĩ Thanh Hưng cho biết sau khi khai thác sâu thêm tiền sử bệnh, người nhà cho biết có một hôm cháu chơi với giấy nên nên bác sĩ nghi ngờ bé có thể mắc dị vật giấy ăn.

Bệnh nhi được soi bằng ống mềm để kiểm tra đường thở bên phải và bên trái, bác sĩ phát hiện có khối trắng tắc nghẽn. Các bác sĩ nghi ngờ viêm mủ đặc và thực hiện kỹ thuật hút cho bệnh nhi nhưng không được. Sau đó, các bác sĩ đã phải chuyển sang nội soi bằng ống cứng để nội soi và kéo ra được một rải giấy ăn dài. Tiếp tục bệnh nhi được đưa ống mềm vào kiểm tra tiếp tại các phế quản vẫn còn dị vật (giấy ăn).

“Trường hợp bé Đ là một ca hóc dị vật khó dự đoán do người nhà không biết bé chơi gì. Đây là ca hóc dị vật giấy ăn rất hi hữu lần đầu gặp ở Bệnh viện sản nhi Nghệ An, vì từ trước đây hầu hết các di vật là các loại hạt (hạt hướng dương, hạt dưa, hạt na…) và đồ chơi, còi ở giày dép”, bác sĩ Thanh Hưng nói.

Hiện nay, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi Đ. chỉ còn ho nhiều, không khó thở, môi hồng vẫn còn tình trạng viêm do giấy bẩn. Nhưng cũng rất may mắn trường hợp bé Đ. đã phát hiện dị vật kịp thời, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Bác sĩ Thanh Hưng khuyến cáo: “Không cho trẻ chơi những đồ chơi nhỏ, trẻ ăn xong không để trẻ ngậm thức ăn trong miệng ngủ. Có những bệnh nhân đã bị hóc còi thở ra có tiếng còi”.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp bị hóc giấy ăn là rất hy hữu, bác sĩ cũng chưa tưng gặp. Với bệnh nhân này, bác sĩ không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể nguy kịch tới tính mạng.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 cặp sao nữ của Vbiz được fan ghép đôi nhiều nhất