Ám ảnh mất 2 con liên tiếp đeo đẳng trong tâm trí, người mẹ trầm cảm nặng sau 10 năm

2018-08-08 13:00
- Sau nhiều năm sống trong nỗi lo âu, chị đã rơi vào trầm cảm nặng và phải vào bệnh viện tâm thần điều trị.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Chinh (35 tuổi) hiện đang bị trầm cảm nặng sau sinh. Khi vào viện, chị Chinh ở trong tình trạng chống đối hoàn toàn không ăn uống, không phối hợp điều trị. Theo PGS.TS Tô Thanh Phương (Trưởng khoa Nữ, Phó giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương I), bệnh nhân là giáo viên, điều kiện gia đình tốt có hai con (gái và trai). Khi vào viện, bệnh nhân người gầy sụt (không ăn uống), bệnh nhân không muốn giao tiếp với bất cứ ai. Bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm sau sinh  do những u ất, lo âu từ rất lâu tích tụ mà phát bệnh.

Ám ảnh “bỏ con” trong quá khứ người phụ nữ khô héo vì trầm cảm nặng

Bệnh nhân trầm cảm thường có ý định tự sát chống đối điều trị.

Được biết, cách đây khoảng 10 năm, chị Chinh sinh con lần đầu tiên, tuy nhiên niềm hạnh phúc đó không được trọn vẹn khi sinh ra đứa trẻ bị dị tật và qua đời. Điều này khiến cho chị Chinh luôn bị ám ảnh, chị luôn cho rằng chính mình là người gây nên cái chết cho con. Chị đã mất một thời gian để lấy lại tinh thần.

Trong lần mang thai thứ 2, chị Chinh đặt rất nhiều hy vọng con sẽ khỏe mạnh, không gặp bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, dường như ông trời không thấu hiểu nỗi lòng của người làm mẹ. Trong lần mang thai thứ 2 này, con chị Chinh tiếp tục gặp phải vấn đề dị tật bẩm sinh. Lúc đó, chị Chinh phải đứng trước quyết định phải bỏ con một lần nữa.

“Sự việc trôi qua nhiều năm,  bệnh nhân cũng đã có 2 đứa con khỏe mạnh nhưng những ký ức năm xưa   vẫn đeo đẳng chị, cộng thêm những u uất đã khiến cho bệnh nhân bị rơi vào trầm cảm”, bác sĩ Phương nói.

Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất cứ ai

Bác sĩ Tô Thanh Phương cho hay, trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở bất cứ ai do trong quá trình mang thai, nồng độ oestrogen tăng lên. Tuy nhiên, sau khi sinh, oestrogen sẽ bị giảm đột ngột. Cho nên 1 tuần sau sinh, phụ nữ thường rơi vào tình trạng hay mất ngủ, lo âu, buồn chán vu vơ, hay nghỉ bị bỏ rơi, suy nghĩ về con…

Ở giai đoạn này, nếu như người phụ nữ không nhận được sự hỗ trợ của gia đình đặc biệt là chồng thì các triệu chứng trên sẽ biểu hiện càng nặng hơn. Lúc này. người phụ nữ sẽ có thêm những triệu chứng không ngủ được, căng thẳng, bi quan, chán nản… nặng hơn bệnh nhân sẽ xuất hiện những hoang tưởng liên quan tới đứa con (ghét hoặc yêu con quá mức).

“Bệnh nhân khi có những hoang tưởng sẽ có ý định tự sát. Ở một số trường hợp bệnh nhân trước khi có ý định chết sẽ giết chồng, con, bố mẹ xung quanh”, bác sĩ Phương nói.

Để đề phòng trầm cảm, trong thời kỳ mang thai, cách tốt nhất cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của gia đình trong suốt quá trình mang thai. Trong đó vai trò của người chồng là đặc biệt quan trọng. Người chồng nên chúng tay giúp đỡ, hỗ trợ chăm sóc con để giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm. Sau khi sinh, nếu thấy phụ nữ có vấn đề bất thường cần phải đi khám ngay lập tức.

Nếu bệnh nhân đã mắc trầm cảm thì cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ uống thuốc đúng liều, đúng thời gian. Quá trình điều trị trầm cảm dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 mẹo trang điểm hoàn hảo cho ngày nắng nóng