Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Sau khi biết sự thật, hai em bé phản ứng như thế nào?

2018-07-13 12:00
- Theo sự chia sẻ của cả hai gia đình, cháu M. và H. rất hoang mang, lo sợ chưa thể chấp nhận được sự thật.

Hai cháu chưa chấp nhận được sự thật

Chị Vũ Thị Hương (SN 1989) - người mẹ trong câu chuyện trao nhầm con xảy ra cách đây 6 năm ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì chia sẻ, 3 tháng gần đây, sau khi biết ADN, bản thân chị rất sốc. Với bé Đoàn Nhật M. chị Hương đã phải làm công tác tư tưởng, nói chuyện để con hiểu. Khi biết sự thật, bé M. đã phản ứng không chấp nhận sự thật. Tuy nhiên, để con hiểu sự việc, chị Hương đã làm công tác tâm lý.

Hàng đêm, tôi cùng con đánh vần tên bố và mẹ ruột. Tôi biết rằng con đã phần nào hiểu chuyện, khi con đặt ra những câu hỏi này”, chị Hương chia sẻ.

Hai gia đình trao nhầm con tính tới nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để con không còn quá “sốc”

Chị Hương đã phải làm công tác tư tưởng cho bé M.

Theo chị Hương, để  bé M. chấp nhận sự thật thì cần phải có thời gian, không nên quá nóng vội và ép buộc con.

Còn phía nhà anh Phùng Giang Sơn (sinh năm 1990, trú tại Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội), khi biết sự thật, bé  Phùng Thanh H. tỏ ra rất sợ hãi. Anh Sơn cũng mong muốn được đón bé M. về nuôi và anh vẫn coi bé H. là con mình.

Anh Sơn cũng rất đồng ý với quan điểm của chị Vũ Thị Hương (người mẹ đang nuôi con trai ruột của vợ chồng anh Sơn) cần cho các con thời gian để thích nghi. “Tôi mong muốn nhánh chóng tiến hành các thủ tục pháp lý, giấy tờ bởi cả hai con đều chuẩn bị bước vào lớp một”, anh Sơn nói.

Anh Sơn cho rằng, trong hoàn cảnh này, chị Hương chịu nhiều thiệt thòi, công việc bị ảnh hưởng, hôn nhân tan vỡ, dư luận đàm tiếu… Cho nên, việc phải bồi thường cho gia đình nhà chị Hương là hoàn toàn thỏa đáng.

Hai gia đình trao nhầm con tính tới nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để con không còn quá “sốc”

Bé H. vẫn khá sợ hãi sau khi biết sự thật.

Sự nhầm lẫn hy hữu ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý trẻ

Theo chuyên gia tâm lý PGS.TS Trần Thành Nam (Đại học Quốc Gia Hà Nội), việc biết sự thật về sự nhầm lẫn và sau đó là sự đổi trả có thể gây ra sang chấn tâm lý nhất định. Mức độ sang chấn như thế nào sẽ phụ thuộc vào tính cách, tình cảm gắn bó với gia đình đã nuôi dưỡng trẻ lâu nay, thái độ ứng xử của người lớn…

Để tránh cho hai bé bị “sốc” và thích nghi thì cả hai bé nên được tư vấn tâm lý trước khi việc trao đổi được diễn ra. Với người lớn cần phải giúp cho trẻ hiểu được sự nhầm lẫn này là không mong muốn, không phải bị cướp mất tình cảm bấy lâu nay với những người cha mẹ nuôi đã gắn bó. Con sẽ có thêm bố mẹ và  nhiều tình yêu thương.

PGS.TS Nam cho rằng, trong câu chuyện này, không chỉ hai đứa trẻ mà cả bố mẹ đều bị tổn thương. Hai đứa trẻ là người cần phải có sự quan tâm đặc biệt.  Vì vậy, cách cư xử của người lớn mang tính quyết định thái độ của con khi đối mặt với môi trường mới. Gia đình 2 bên nên nghĩ theo hướng tích cực, họ có thêm sự yêu thương và nương tựa.

“Người lớn có cái nhìn tích cực thì hai đứa trẻ  sẽ dễ dàng chấp nhận sự thật này hơn. Trẻ có hành vi chống đối, tổn thương tâm lý hay không phụ vào thái độ và hành vi ứng xử của người lớn”, PGS.TS Nam nói.

Cách đây 6 năm, vào ngày 1/11/2012, vợ anh Sơn sinh con tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì. Khi được nữ hộ sinh trao con, vợ chồng anh Sơn nghi ngờ nhầm tã lót của con nên hỏi lại nữ hộ sinh. Tuy nhiên, nữ hộ sinh này khẳng định không nhầm. Sau 6 năm nuôi dưỡng, cháu Phùng Thanh H. không giống bố và mẹ nên gia đình anh Sơn càng có cơ sở nghi ngờ. Gia đình anh Sơn đã đưa cháu H. đi xét nghiệm ADN tại Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và cho kết quá không cùng huyết thống với vợ chồng anh Sơn.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập đốt mỡ siêu nhanh với chỉ 1 chiếc ghế, nàng nào cũng nên thử