Vụ 36 người nghi phơi nhiễm HIV khi cấp cứu nạn nhân TNGT ở Kon Tum: Cứu người VẠ LÂY mình, còn ai dám xả thân?

Linh Lan 2017-07-04 11:15
- Mới đây, anh Lê Văn Tùng đã không màng nguy hiểm cứu người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum đã khiến dân mạng vô cùng cảm phục. Nhưng sau nghĩa cử cao đẹp này, anh suýt phải trả tiền thuốc phơi nhiễm HIV, mạng sống nguy hiểm... khiến nhiều người lo ngại việc xả thân cứu người gặp nạn.

Không màng hiểm nguy, cứu người trong cơn hoạn nạn

Liên quan tới vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra tại Kon Tum vào trưa ngày 30/6 vừa qua giữa hai xe 16 chỗ làm 4 người tử vong và 10 người khác bị thương. Vụ TNGT xảy ra được ít phút thì người dân tại khu vực đã nhanh chóng có mặt, cùng hỗ trợ cứu người, đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Trong đó có anh Lê Văn Tùng (28 tuổi, trú tại thôn 11, X. Đăk Hrinh, H. Đăk Hà, T. Kon Tum) - người trực tiếp tham gia cứu hộ, đưa các nạn nhân tới trung tâm y tế huyện Đăk Hà để cấp cứu.

Anh hùng cứu người, phải trả tiền thuốc phơi nhiễm HIV ở Kontum?

Anh Lê Văn Tùng, người trực tiếp tham gia ứng cứu các nạn nhân 

Tuy nhiên, khi đưa được các nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và trở lại hiện trường thì anh Tùng nhận được tin, một nạn nhân tử vong trong vụ TNGT mà anh cấp cứu bị nhiễm HIV.

Anh hùng cứu người, phải trả tiền thuốc phơi nhiễm HIV ở Kontum?

Anh hùng cứu người, phải trả tiền thuốc phơi nhiễm HIV ở Kontum?

Hiện trường vụ TNGT kinh hoàng ngày 30/6 tại Kon Tum. Ảnh Facebook Lê Văn Tùng

Thông tin này đã khiến anh Tùng rất lo lắng. Bởi anh là người trực tiếp chuyển người phụ nữ tên M. (nạn nhân tử vong tại chỗ) từ trên xe của CSGT xuống khu vực tiếp nhận bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện. Trong khi anh có vết thương hở trên người. Vì thế, anh Lê Văn Tùng đã liên hệ tới Trung tâm phòng chống HIV tỉnh Kon Tum để được hướng dẫn điều trị.

“Khoảng hơn 17h, tôi đã liên hệ với một người bảo vệ của trung tâm này và dẫn 3 người chúng tôi đến nhà của bác sĩ Nguyễn Văn Đôn (cán bộ công tác tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, tỉnh Kon Tum) để được hướng dẫn” - Anh Tùng chia sẻ.

Bác sĩ này cho biết trường hợp được miễn phí đối với người đang thực thi công vụ, các y bác sĩ... Còn với trường hợp của anh Tùng và những người tham gia ứng cứu người bị nạn thì không được miễn phí. Dân thường muốn phơi nhiễm HIV thì phải điều trị bên ngoài và phải mua thuốc.

Bác sĩ này cũng tư vấn sử dụng loại thuốc nội (trong nước) với giá hơn 1 triệu đồng và loại nhập ngoại là 5 triệu đồng.

Quá bức xúc về vụ việc, anh Tùng đã chia sẻ thông tin trên kèm theo những video, hình ảnh lúc cứu các nạn nhân lên Facebook kể về việc cứu người nhưng không được điều trị phơi nhiễm HIV miễn phí. Cụ thể đoạn status như sau:

"Tai nạn thương tâm xảy ra tại thôn 11, Đakring, Đak Hà, Kon Tum hôm qua. Tôi thấy vậy nên đã chạy về nhà lấy xe tải chở 8 nạn nhân đi cấp cứu. Trong số này có 1 nạn nhân bị nhiễm HIV Aids đã tử vong và có chảy máu. Tôi có bế và máu của nạn nhân đó có dính vào vết thương trầy xước của tôi nên tôi được mọi người khuyên đi viện xin thuốc chống phơi nhiễm HIV.

Khi xuống viện thì được bác sĩ nói là thuốc này chỉ được cấp cho những người làm nhiệm vụ, chứ không cấp cho dân thường. Còn tôi cứu người thì bác sĩ nói bán 5triệu/liều".

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc gây bức xúc dư luận, Cục phòng, chống HIV/AIDS đã chỉ đạo ngành y tế tỉnh Kon Tum khẩn trương tiến hành cấp thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho anh Tùng và những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV và những người dân trực tiếp tham gia cứu người bị nạn.

Việc xét nghiệm và cấp phát thuốc phơi nhiễm HIV đã được lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Kon Tum chỉ đạo thực hiện miễn phí ngay sau đó đối với những người trong đợt phát thuốc phơi nhiễm. Theo đó, mỗi người được phát thuốc theo phác đồ điều trị và uống thuốc trong 30 ngày.

Hiện tại đoạn status trên Facebook của anh Tùng đã được gỡ xuống, chỉ còn lại những thông tin cơ bản về vụ việc và ảnh khen thưởng.

Vụ 36 người nghi phơi nhiễm HIV khi cấp cứu nạn nhân TNGT ở Kon Tum: Cứu người VẠ LÂY mình, còn ai dám xả thân?

Giấy khen thưởng của lãnh đạo huyện dành cho anh Tùng sau vụ cứu người bị TNGT. Ảnh FB Lê Văn Tùng

Cứu người mà vạ lây mình, còn ai dám nhiệt tình xả thân?

Thông thường khi gặp những vụ tai nạn trên đường hay gặp những người bị nạn, nhiều người sẽ không ngại xả thân cứu người. Họ cứu người bị nạn không chỉ vì lòng tốt ẩn sâu trong bản thân họ mà còn là biểu hiện một công dân sống rất có trách nhiệm với cộng đồng.

Tuy nhiên, khi vội vã cứu người bị nạn, những người xả thân đầy nghĩa hiệp ấy thường chưa chuẩn bị những trang thiết bị phòng hộ. Điều này khiến những người xả thân cứu người có thể gặp phải những mối nguy hiểm rình rập.

Thực tế, nhiều khi, chỉ cần một chút sơ hở, việc cứu người lại  là nguồn cơn của bệnh tật, của những căn bệnh thế kỷ quái ác mà hiện nay y học vẫn đang bó tay như HIV/AIDS. Và chính điều này hiện đang khiến nhiều người e ngại, cứu người có khi lại rước bệnh vào bản thân mình mà không biết?

Ngoài ra, khi khẩn trương cứu người bị nạn mà bị nhiễm HIV từ chính người này, người xả thân cứu nạn chắc chắn phải sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV. Nhưng thuốc này chỉ được dùng miễn phí trong các trường hợp là người đang thực thi công vụ, các y bác sĩ... Còn người dân thường muốn phơi nhiễm HIV thì phải điều trị bên ngoài và bỏ số tiền 5 triệu mua thuốc rất đắt đỏ

Với giá thành bán thuốc phơi nhiễm HIV cao như hiện nay (tầm 5 triệu/lọ), không phải người dân nào cũng có tiền mua. Và vì thế, nếu như người dân không được điều trị miễn phí tiền thuốc phơi nhiễm HIV như anh Tùng nói trên khi cứu người, thử hỏi còn ai dám cứu người bị nạn, khi vừa tốn tiền của lại có thể mang họa vào thân?

Chưa kể, thuốc phơi nhiễm HIV không phải phổ biến để mua được dễ dàng. Mà ngược lại, khi có nhu cầu, phải đến Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống AIDS và các phòng tư vấn và xét nghiệm HIV cấp huyện tỉnh mới mua được. 

HIV

Nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum. Ảnh Facebook Lê Văn Tùng

Trong khi đó, thời gian sử dụng điều trị dự phòng HIV đúng quy định, phải sử dụng thuốc kháng ARV ngay trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm mới có thể giảm được đến 80% khả năng nhiễm HIV. Và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ. Càng sử dụng thuốc phơi nhiễm muộn, tỉ lệ mắc bệnh sẽ càng cao hơn.

Cuối cùng, trong trường hợp đang bị phơi nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, những người tham gia ứng cứu người bị nạn phải thấp thỏm lo âu khi bản thân họ rất có thể bị lây nhiễm trong quá trình cứu người. Bởi quá trình phơi nhiễm muốn có kết quả chính xác sẽ mất từ 3 - 6 tháng. Thời gian này đồng nghĩa với việc, họ sẽ không thể yên tâm, bởi loại virut này “âm thầm” tồn tại trong cơ thể con người, đôi khi không cho các triệu chứng rõ ràng.

Chúng ta, ai đã từng đọc những dòng nhật ký thấm đẫm nước mắt của chiến sĩ công an Nguyễn Văn Hùng và 5 năm chiến đấu với căn bệnh thế kỷ trong 1 lần truy bắt tội phạm. Nhưng người trinh sát hình sự này cuối cùng cũng đã mãi mãi bỏ lại gia đình ra đi khi mới 37 tuổi.

Chỉ vì cứu người, mà chính bản thân người chiến sĩ này đã phải đối mặt với cửa tử, bố mẹ già tiễn người đầu xanh, vợ mất chồng, con thơ mất cha. Chẳng có mất mát và nỗi đau nào đau hơn thế.

Hàng ngày, chứng kiến tất cả những sự việc trên khiến nhiều người tốt, nhiều người nghĩa hiệp cũng khá e ngại cứu người bị nạn dọc đường. Dù ai cũng biết cứu người đó vừa là tình thương đồng loại và trách nhiệm của công dân.

Thật cảm phục những người dân thường đã có nghĩa cử cao đẹp giúp người bị nạn. Cầu mong cho mọi người không bị sao và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ cũng như tất cả mọi người.

Linh Lan

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lisa (BLACKPINK) luôn được diện trang phục nổi nhất nhóm là vì lý do này