Tháng 2, chị em công sở đua nhau kiếm việc làm thêm tăng thu nhập

Trung Hiếu 2017-02-18 13:09
- Tháng 2 khi công việc mới chỉ bắt đầu vào guồng quay bình thường, nhiều chị em công sở đua nhau kiếm việc làm thêm, mong có thêm khoản tiền nuôi con ăn học, trang trải cuộc sống, tăng thu nhập.

Chị em đua nhau làm thêm để tăng thu nhập

Thu nhập 7 triệu đồng/tháng đối với một nhân viên văn phòng và cũng là người mẹ đơn thân như chị Mai Ngân (32 tuổi) thì quả thật quá eo hẹp với mức sống ở Hà Nội.

Dù vạch kế hoạch chi tiêu tằn tiện mỗi tháng, nhưng một tay nuôi hai đứa con nhỏ, chị Ngân cũng chẳng dư được đồng nào.

Vì thế thời điểm tháng 2, chị quyết định bắt đầu kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập, có thêm tiền trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học. Công việc chị Ngân chọn làm là chế biến các món ăn vặt bán cho đồng nghiệp trong công ty.

Suốt từ những ngày đầu tháng 2, chị Hoa đã bắt đầu chế biến những món ăn vặt đơn giản như cóc, xoài lúc lắc, xôi chiên, chè thập cẩm, bánh bèo, mía hấp gừng… Sáng nào đến công sở, chị cũng mang theo những đồ ăn này đến công ty bán cho đồng nghiệp.

Tháng 2, chị em công sở đua nhau kiếm việc làm thêm tăng thu nhập

Tháng 2, chị em công sở đua nhau kiếm việc làm thêm tăng thu nhập

Tháng 2, chị em công sở đua nhau kiếm việc làm thêm tăng thu nhập

Nhờ có đôi tay khéo léo, nấu ăn ngon nên dần dần những món ăn vặt của chị được đồng nghiệp trong toàn công ty biết đến và nhiệt tình mua ủng hộ. Ảnh minh hoạ.

Khách hàng đầu tiên của chị ban đầu chỉ là những chị em cùng phòng. Nhưng nhờ có đôi tay khéo léo, nấu ăn ngon nên dần dần những món ăn vặt của chị được đồng nghiệp trong toàn công ty biết đến và nhiệt tình mua ủng hộ.

Sau mỗi buổi ăn trưa, chị lại tranh thủ giao hàng cho đồng nghiệp. Đồng thời, chị cũng thông báo thực đơn của ngày mai cho mọi người đăng ký. Hoặc đồng nghiệp nào có order món ăn vặt riêng, nếu thấy làm ngon được, chị cũng sẽ "chốt làm".

“Cứ mỗi suất ăn vặt như vậy tôi chỉ lấy giá 10.000 đến 15.000 tùy loại. Mới đầu, tôi làm món theo yêu cầu của khách. Lâu dần, đơn hàng ngày càng tăng nên tôi quyết định làm mỗi ngày một món, cứ giao hàng hôm nay là thông báo thực đơn ngày mai, vừa nhanh gọn lại đỡ vất vả. Có không ít người còn đặt bánh ngọt để tổ chức sinh nhật cho con, biếu bạn bè…”, chị Ngân vui vẻ chia sẻ.

Hàng tháng, ngoài mức lương cứng, hiện chị Ngân cũng có thêm một khoản thu nhập 3-4 triệu đồng từ việc chăm chỉ làm thêm này.

"Cứ túc tắc làm và tranh thủ buổi tối để làm lụng. Được bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ như vậy là rất vui rồi. Lãi còn chưa nhiều nhưng thôi mình cứ lấy công làm lãi", chị Ngân nói.

Chị Hoa (30 tuổi, giáo viên tại một trường THCS tại Hà Nội) cũng đang tranh thủ thời gian để kiếm thêm thu nhập bằng cách làm ruốc nấm, ruốc cá hồi.

Hai vợ chồng chị Hoa đều là cán bộ công chức nhà nước, đồng lương nhận được hàng tháng chỉ đủ nuôi con ăn học, chi tiêu hàng ngày, không dư được đồng nào.

Từ Tết về quê, chị học được cách làm ruốc từ chị dâu ở quê nên khi ra thành phố, chị Hoa quyết định làm, bán ruốc nấm, ruốc cá hồi để kiếm thêm thu nhập.

Sau tết, công sở đua nhau kiếm việc làm thêm

Chị Hoa đóng gói cẩn thận, đưa đến trường biếu đồng nghiệp mỗi người một ít, ăn thấy ngon thì ủng hộ. Ảnh minh hoạ.

Để quảng cáo sản phẩm của mình, chị Hoa đóng gói cẩn thận, đưa đến trường biếu đồng nghiệp mỗi người một ít, ăn thấy ngon thì ủng hộ. Dần dần khách hàng của chị ngày càng đông, chủ yếu là đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, anh em họ hàng.

Không chỉ mua để sử dụng, họ còn đặt làm quà biếu. Nhờ vào việc làm ruốc, hàng tháng chị Hoa còn có một khoản thu nhập trên dưới 4 triệu đồng.

Chị Hồng Thắm (28 tuổi, nhân viên bưu điện) cũng chọn cho mình một công việc làm thêm bằng cách đầu tư, mua một chiếc máy may cũ, một chiếc bàn là, kim chỉ cùng một biển quảng cáo nhỏ đặt trước cổng nhà với nội dung “nhận sửa quần áo.”

“Tôi biết may nhưng không phải là thợ chuyên nghiệp nên chỉ nhận sửa quần áo thôi. Sửa quần áo không đòi hỏi tay nghề cao, không phải chịu nhiều áp lực. Hàng ngày, ngoài công việc chính tại cơ quan, tôi chỉ cắt vài cái gấu quần, sửa dăm cái khóa… cũng có vài chục ngàn mua sữa cho con rồi”, chị Thắm chia sẻ.

Chỉ là nghề “tay trái”

Kiếm tiền không bao giờ là dễ, đồng tiền kiếm được luôn tương xứng với công sức mình bỏ ra. Nhưng những chị em này luôn xác định, đây chỉ là nghề “tay trái”, không nên vì việc làm thêm mà bỏ quên công việc chính của mình. 

Sau tết, công sở đua nhau kiếm việc làm thêm

Chị em luôn xác định, đây chỉ là nghề “tay trái”, không nên vì việc làm thêm mà bỏ quên công việc chính của mình. Ảnh minh hoạ.

Để có được những món ăn vặt bán cho đồng nghiệp hàng ngày, chị Ngân phải tận dụng hết thời gian có thể. Sau mỗi ngày tan sở, chị vội vàng chạy ra chợ mua những thứ liên quan đến thực đơn của ngày mai rồi mới chạy qua trường đón hai đứa con.

Buổi tối, khi con cái đã ngủ, chị lại tranh thủ làm sẵn đồ ăn vặt để sáng mai chế biến. Sáng hôm sau, chị phải thức dậy sớm hơn thường lệ 2 tiếng đồng hồ để hoàn thành công việc trên, đưa con đi học. Sau giờ ăn trưa chị phải giao hàng, báo thực đơn hôm sau. Chị Ngân còn vào mạng tham khảo cách chế biến những món ăn vặt ngon để áp dụng, để quảng cáo hàng…

Hay để có những bức tranh thêu đẹp, giao sớm cho khách, chị Tuyết Lan (36 tuổi) phải tranh thủ thời gian hết mức.

“Có ngày tôi chỉ ngủ được 4 tiếng đồng hồ, còn lại, tôi cắm cúi vào việc thêu thùa. Có tối, tôi ngồi thêu đến 1h sáng mới ngủ. Buổi trưa tại cơ quan, tranh thủ lúc nghỉ ngơi, thay vì ngồi tám chuyện với đồng nghiệp, tôi lại đưa tranh ra thêu”.

Sau tết, công sở đua nhau kiếm việc làm thêm

Tận dụng thời gian nhàn rỗi, mỗi tháng chị Lan cũng kiếm thêm được từ 2 đến 3 triệu đồng từ việc bán tranh để trang trải việc học hành cho con.

Trung Hiếu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách ăn thịt nướng Hàn Quốc sai lầm mà hầu hết người Việt mắc phải