Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn

Thu Hà 2017-09-01 07:00
- Giữa lòng Hà Nội, có một lớp học phép tắc người con hoàn toàn miễn phí. Ở đó, các ông bố bà mẹ và con cái cùng nhau đọc sách, thảo luận về đạo làm con, phép tắc ứng xử.

Khi thầy cô lễ phép cúi chào… cha mẹ, học sinh

Đều đặn vào tối thứ ba hàng tuần, khi mọi người đều quây quần bên bữa cơm tối thì tại Mầm non Giáo dục nhân cách Khai Trí (đường Khuất Duy Tiến, Q. Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn sáng đèn. Lúc này, mọi người cùng nhau bước vào buổi sinh hoạt về đạo đức, phép tắc người con. 

Theo như cách nói của anh Phạm Đình Tú (Chủ tịch HĐQT Mầm non Giáo dục nhân cách Khai Trí), người mở ra lớp học thì đây “không phải là lớp học”. Bởi ở đó, không có ai "rao giảng" lý thuyết khiến trẻ sợ hãi. 

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Anh Phạm Đình Tú (bên phải), người sáng lập lớp học phép tắc người con. Ảnh: NVCC

60 phút đầu tiên, bố mẹ và con cái cùng nhau đọc sách về đạo đức, lễ nghĩa, phép tắc ứng xử trong gia đình, những điển tích về tấm gương hiếu đạo của thời xưa, câu chuyện dung dị, dễ đi vào lòng người. Sau đó, cả lớp sẽ cùng nhau thảo luận, trò chuyện một cách gần gũi về đạo đức làm con để áp dụng vào đời sống gia đình. 

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Buổi học thu hút rất đông đảo gia đình tại Hà Nội. Ảnh: NVCC

Để trẻ hình thành thói quen chào hỏi lễ phép, bất cứ thầy cô nào trong trường cũng thực hiện hành động khoanh tay, cúi chào sau khi gặp phụ huynh và các em.

Trẻ cũng được dạy cúi chào người lớn một cách dung dị: “Cây lúa càng trĩu bông/Cúi đầu càng khiêm tốn/Bé học tập cây lúa/Khiêm tốn để vươn cao”

Bằng cách làm đó, dù mới đi vào hoạt động được 8 tháng nhưng lớp học đã thu hút hàng trăm gia đình tới tham dự. 

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Từ nỗi trăn trở “con không biết chào”

Trò chuyện với Emdep.vn, anh Đình Tú cho biết nhân duyên cuộc đời đã đưa đẩy anh - một ông bố của hai đứa con, một người có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin rẽ sang công việc giáo dục mầm non khi anh 35 tuổi.

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Từ nỗi trăn trở con "không biết chào", anh Tú đã rẽ lối sang làm công việc giáo dục. Ảnh: NVCC

Con trai anh Tú lên 3 tuổi đã biết đọc, nhớ được khoảng 300 quốc kỳ các nước, con đặc biệt yêu thích những cuốn sách sinh học, thiên văn, địa lý. Mọi người thường gọi con là “thần đồng” và vợ chồng anh cảm thấy tự hào về con.

Trong một lần đi ăn giỗ, khi ra về con nhất định không chịu chào bất cứ ai. Trong khi đó, đứa em họ một tuổi lại chào hỏi cả nhà rất ngoan. Bữa đó, vợ chồng tôi căng thẳng vô cùng”, anh Tú nhớ lại.

Anh Tú tự trách mình giáo dục sai lầm, thiếu hụt ở đâu mà tại sao con biết rất nhiều thứ, nhưng việc đơn giản nhất là chào hỏi thì con không biết? Nhìn rộng ra, anh thực sự trăn trở trước cảnh bố mẹ vất vả chở con đi học thêm các kỹ năng, ngoại ngữ, học vẽ ,... nhiều trẻ giỏi các môn học nhưng lại thờ ơ, ích kỷ với gia đình.

“Học nói, học gói, học mở, con cần được dạy “đức” trước khi được dạy những thứ khác trên đời. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn", anh Tú nhận định.

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Trẻ học rửa tay tri ân cha mẹ tại lớp học. Ảnh: NVCC

Sau hai năm duy trì các lớp học phép tắc người con, bằng sự chân thành và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, năm 2016, anh Tú quyết định mở một ngôi trường mầm non, mà ở đó lấy phương pháp giáo dục phép tắc người con làm gốc. 

Nước mắt cha mẹ đã rơi trong ngày sinh nhật con

“Công cuộc tìm người cộng sự rất gian nan. Nhưng có người dám từ bỏ mức lương trong mơ để chuyển sang làm giáo dục vất vả, chỉ để đổi lấy niềm hạnh phúc.

Chúng tôi cùng nhau vẽ trang phí phòng ốc, cắt chai lọ, trồng cây rồi chọn từng chiếc ghế, cái bàn và những dụng cụ học tập tuyệt vời nhất, tỉ mẩn từng chi tiết nhỏ. Mọi việc đều làm từ tay và từ tâm nhiệt huyết, chân thành”, anh Tú chia sẻ.  

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Không ít cha mẹ đã khóc vì hạnh phúc khi con thành kính cúi lại, rửa tay trong ngày sinh nhật. Ảnh: NVCC

Một trong những điều khác biệt của ngôi trường này là dạy trẻ quy tắc, lễ nghi ứng xử hàng ngày. Các thầy cô còn biến ngày sinh nhật của các con thành lễ tri ân cha mẹ, thay vì cha mẹ tặng quà cho con theo cách thông thường.

Hà Nội: Ông bố 8x mở lớp “quy tắc người con” từ nỗi trăn trở con không biết khoanh tay chào người lớn.

Khi trẻ biết cúi đầu trước đấng sinh thành, trẻ sẽ hiểu được giá trị của lòng thành kính, yêu thương. Ảnh: NVCC

“Ngày sinh nhật của mình, các con sẽ thành kính cúi lạy và tặng cha mẹ những món quà nhỏ do chính tay mình chuẩn bị. Các con được rửa tay cho ông bà, bố mẹ, những đôi tay đã nâng niu chăm sóc các con mỗi ngày. Những giọt nước mắt hạnh phúc của phụ huynh đã khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng, như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục dạy dỗ các con”, anh Tú xúc động.

Hiện anh Tú đang cùng cộng sự gấp rút chuẩn bị cho đại lễ Tri ân cha mẹ và vợ chồng diễn ra ngày 3/9 sắp tới tại Hà Nội. Người cha ấy không ngừng hy vọng những giá trị nhân cách, đạo làm con sẽ được lan tỏa.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Váy dài tay bay bổng mùa xuân