Người vợ trẻ xinh đẹp và chuyện “Phụ nữ đi làm, lương không đủ nuôi thân thì quá kém”

2016-12-26 19:00
- Theo chị Trang, phụ nữ muốn không khổ thì phải làm ra tiền, chí ít là đồng lương phải nuôi đủ bản thân chứ đừng dựa dẫm vào đàn ông, nếu không sẽ bị gia đình nhà chồng, xã hội “đánh giá” là ăn bám, kém cỏi!

Ngày nay, phụ nữ thường có xu hướng tìm một người đàn ông "giàu vật chất" để cưới làm chồng với suy nghĩ rằng sẽ không phải lo lắng tương lai, hay kinh tế. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, phụ nữ muốn bình đẳng về quyền lợi, tại sao không nghĩ đến bình đẳng về việc kiếm tiền.

Chị Nguyễn Huyền Trang (Phan Đình Giót, Hà Nội) tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá trên tay. Chị lại khá xinh đẹp và năng động nên khi ấy cơ hội việc làm đối với chị chỉ “nằm trong tầm tay”.

Nhưng thời điểm ấy, phía gia đình người yêu thúc cưới và cho rằng anh làm trong lĩnh vực dầu khí, thu nhập cao chót vót nên chị không phải lo lắng gì về kinh tế, chỉ cần ở nhà chồng nuôi. Nghĩ vậy, chị cũng tặc lưỡi lấy chồng, ổn định con cái rồi mới đi xin việc.

“Sau khi sinh được hơn 1 năm, tôi ngỏ ý muốn đi làm nhưng gia đình chồng không hài lòng vì con còn nhỏ lại hay ốm đau. Thấy vậy, tôi lại thuận theo phía nhà chồng, ở nhà chăm con, nội trợ. Đến khi con được 2 tuổi, tôi lại đề xuất với mẹ chồng được đi làm nhưng vẫn nhận được câu trả lời tương tự”, chị Trang chia sẻ.

“Phụ nữ đi làm, lương không đủ nuôi thân thì quá kém”

Nhiều lần chị Trang nghe được câu chuyện mẹ chồng phàn nàn với hàng xóm, người họ hàng nên vô cùng buồn bã. Ảnh minh họa.

Không dừng lại ở đó, mặc dù muốn con dâu vừa ở nhà trông cháu, quán xuyến việc nhà nhưng mẹ chồng chị lại luôn bóng gió về việc chị là kẻ ăn bám. Nhiều lần chị Trang nghe được câu chuyện mẹ chồng phàn nàn với hàng xóm, người họ hàng nên vô cùng buồn bã.

Thế nên, để vượt qua những mặc cảm đó, sau 3 năm ở nhà chồng nuôi, chị Trang đã quyết tâm đi xin việc làm, ít nhất là kiếm được tiền nuôi bản thân.

“Có nhiều khi tôi tự hỏi, phụ nữ không kiếm được tiền có phải là quá kém. Tôi ở nhà trông con, làm việc nhà có phải là bất tài vô dụng? Không có gì đau khổ và thảm hại hơn một cuộc sống phụ thuộc vào người khác.

Tôi cũng có bằng đại học trong tay và là đứa được bạn bè trang lứa đánh giá là thông minh vậy mà lại mang tiếng ăn bám, kém cỏi”, chị Trang buồn rầu nói.

Chị Trang bộc bạch, lúc đầu khi mới đi làm, đồng lương “ba cọc, ba đồng”, chị nhận được lời chỉ trích từ mẹ chồng rằng “đi làm mà lương không đủ nuôi bản thân thì quá kém”. Nghe vậy, chị giận mẹ chồng vì “lắm điều”, không thông cảm cho con dâu. Nhưng những lời chỉ trích đó lại trở thành “động lực” để chị kiếm tiền.

“Có thể bạn không phải là người xuất chúng để kiếm tiền như người khác. Nhưng khi bạn làm ra đồng tiền bằng sức lao động của bạn, trí tuệ của bạn, thì người khác không thể xem thường bạn. Và đó chính là cách duy nhất để phụ nữ được tôn trọng và đối xử một cách công bằng”, chị Trang vui vẻ nói.

Sau nhiều năm đi làm, có thu nhập ổn định, chị Trang đã tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó là: “Phụ nữ không muốn bị lên án là không thể kiếm được tiền nuôi bản thân là kém thì phải làm ra tiền, nuôi được con chứ đừng dựa dẫm vào đàn ông! Kể cả khi chồng mình có tiềm lực kinh tế”.

phụ nữ

Khi phụ thuộc kinh tế vào chồng, người vợ sẽ không bao giờ có quyền đưa ra ý kiến trong bất cứ công việc nào

Ngẫm lại khi chưa có việc làm, chị Trang buồn rầu: “Khi phụ thuộc kinh tế vào chồng, người vợ sẽ không bao giờ có quyền đưa ra ý kiến trong bất cứ công việc nào. Cứ thử nghĩ xem, tiêu bất cứ thứ gì bạn cũng phải ngửa tay xin tiền chồng thì anh ấy sẽ thấy chán ngấy bạn đến cỡ nào.

Điều này sẽ ổn nếu cả hai cảm thấy thoải mái nhưng có thể gây ra vấn đề khi anh ấy không có đủ tiền hoặc khi bạn cần tiền cho một việc gì đó mà không thể giải thích với chồng”.

“Người phụ nữ chỉ có thể hạnh phúc khi cô ấy tự làm việc. Chồng giàu hay nghèo, người vợ vẫn nên đi làm, có thu nhập để lo cho mình và cho con. Nếu sống phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, chị em sẽ tự biến mình thành nô lệ của hôn nhân.

Tất nhiên, không ai bắt buộc vợ phải kiếm nhiều hay ngang chồng. Nhưng chí ít, mỗi người cũng cần phải có một công việc, thu nhập nhất định. Có như thế phụ nữ mới có chỗ đứng và tiếng nói trong gia đình”, chị Trang chia sẻ.

 TS. Nguyễn Thị Kim Quý- Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam cho rằng: “Bình đẳng cho phụ nữ, không phải là việc đẩy họ ra đường hùng hục làm việc để chứng tỏ họ chẳng thua kém đàn ông; không phải việc phụ nữ tự hào khi mình có thể kiếm ngang, hoặc nhiều tiền hơn, thành đạt hơn chồng… mà bình đẳng là vợ chồng biết cùng nhau san sẻ, để phụ nữ được thoải mái và tự hào với lựa chọn của mình, dù họ đi làm hay ở nhà.

Trên thực tế, có không ít “trụ cột gia đình” lại là người yếu thế hơn vợ, công việc bấp bênh. Thế nên, đồng tiền không phải là “thước đo” mà sự cùng kham cộng khổ của vợ chồng mới là giá trị cốt lõi xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Nếu người phụ nữ hay người chồng chỉ lo bị chê kém cỏi mà lao vào kiếm tiền, bỏ bê gia đình, con cái thì cũng không nên.

Thật không công bằng khi một phụ nữ không đi làm, chỉ ở nhà chăm con và dọn dẹp nhà cửa, cơm nước lại bị coi là kẻ ăn bám, là kẻ kém cỏi, là dồn gánh nặng kinh tế lên vai người đi làm. Bởi vì đã có ai tự hỏi, một người phụ nữ không đi làm, chỉ quanh quẩn ở nhà làm nội trợ và chăm con, nếu được trả lương, bao nhiêu là xứng đáng với họ đây?


Ngọc Diệp

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vạch trần 6 con giáp thường hay "ném tiền qua cửa sổ"