Không chỉ có Việt Nam, các nước này cũng đón Tết Nguyên đán và bất ngờ với những phong tục ít biết

2019-02-05 14:00
- Tết Nguyên đán ở một số nước châu Á có những phong tục đẹp và gia đình đoàn tụ sum vầy.

Ở Hàn Quốc , năm mới bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Đêm giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.  

  Trò chơi dân gian trong dịp Tết nguyên đán của người Hàn Quốc. Ảnh minh họa.   

Người Triều Tiên trước kia đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây chuyển sang mùng 1 tháng giêng Âm lịch. Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỷ' và "đốt tóc". Để "đuổi qủy", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mùng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỷ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh. 

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. 

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore có 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. 

 Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết món ăn ngày Tết của người Mông Cổ chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng, mỳ vằn thắn. 

Theo Quỳnh Trang/Vnexpress

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chốt thời gian nghỉ Tết của học sinh Hà Nội