"Gộp Tết tây với Tết ta vì... hội nhập": Đừng hiểu sai lầm một cách căn bản về hội nhập!

2017-01-16 08:42
- Tôi thấy nói “gộp Tết tây với Tết ta” để hội nhập là hiểu sai lầm một cách căn bản về hội nhập. Hội nhập không phải là hòa tan, là đánh mất văn hóa.

Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” là thiển cận và càng sai lầm nếu nói rằng mục tiêu vì hội nhập.

Câu chuyện về ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” hay “bỏ Tết cổ truyền Nguyên Đán, sát nhập với Tết Dương lịch” đang gây tranh cãi trong dư luận. Đáng chú ý, trong số những lý do chính được những người có ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” đưa ra là nhằm để hội nhập, tiết kiệm thời gian, tiền của cho doanh nghiệp, kinh tế đất nước…

Gộp Tết tây với Tết ta vì... hội nhập: Đừng hiểu sai một cách căn bản về hội nhập!

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. (Ảnh: VOV).

Để có cái nhìn đa chiều hơn về ý tưởng này, PV báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.

Thưa ông, ông có nhận xét gì về ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” được một số người đưa ra gần đây, nhất là có lý do liên quan đến kinh tế?

Đó chỉ là ý nghĩ đơn giản của một vài người hoặc một vài doanh nghiệp thôi. Đây là văn hóa, không thể gộp văn hóa Việt vào văn hóa nước ngoài được…!

Thứ hai là vấn đề thời tiết, không thể mang Tây bán cầu sang Đông bán cầu được. Thứ ba, Tết là quyền lợi, phúc lợi của người dân, xã hội… là động lực để phát triển kinh tế, xã hội, kết nối gia đình… vì những lý do đó nên tôi nghĩ không thể bỏ Tết cổ truyền.

Có nhiều ý kiến cho rằng, “gộp Tết tây với Tết ta” nhằm để hội nhập hay việc người Việt chúng ta đón Tết Nguyên đán cổ truyền không phù hợp với thời hội nhập, ông đánh giá thế nào?

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một văn hóa riêng. Điều đơn giản nhất là Liên Hiệp Quốc họ cũng ủng hộ mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc có một văn hóa riêng, một ngôn ngữ riêng và ngay cả ngôn ngữ họ cũng không dùng tiếng Anh chung.

Tết cổ truyền là văn hóa riêng của dân tộc ta, tại sao lại đòi gộp văn hóa dân tộc ta vào văn hóa của phương Tây. Tôi thấy nói “gộp Tết tây với Tết ta” để hội nhập là hiểu sai lầm một cách căn bản về hội nhập. Hội nhập không phải là hòa tan, là đánh mất văn hóa.

Gộp Tết tây với Tết ta vì... hội nhập: Đừng hiểu sai một cách căn bản về hội nhập!

Tết Nguyên đán là dịp sum vầy không thể thiếu trong văn hóa, con người Việt Nam. (Ảnh minh họa: Internet).

Thưa ông, việc nghỉ Tết Nguyên đán cổ truyền liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến các doanh nghiệp?

Bất kỳ cái gì cũng có hai mặt của nó. Nước nào ngày nghỉ Tết cũng phải có lương tháng 13, thưởng Tết và như vậy thì gộp cả Tết âm với Tết dương thì cũng thế thôi.

Còn về thời gian nghỉ Tết cổ truyền Nguyên đán kéo dài, nói như vậy chưa đúng bởi ai dám chắc là gộp vào thì sẽ nghỉ ít hơn (?).

Về chuyện lương bổng, những ngày nghỉ Tết doanh nghiệp phải trả cao, ai dám bảo gộp Tết ta vào Tết tây thì doanh nghiệp sẽ không phải trả lương cao. Hơn nữa, đó còn là chế độ cả một năm của người lao động… Doanh nghiệp cứ đãi ngộ tốt, trả lương cao thì có khi người lao động còn ở lại làm cả Tết.

Tết cổ truyền cũng là dịp tốt để phát triển nền kinh tế, nhất là du lịch.

Xin cảm ơn ông!

Theo Người Đưa Tin

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bí quyết trị mụn, dưỡng trắng da hiệu quả từ gừng tươi