Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện, bà nội trợ nắm ngay “bí kíp vàng” tránh mua phải lợn không đảm bảo

Thu Hà 2019-02-26 18:30
- Làm sao để mua được thịt lợn sạch? Ăn nhầm thịt lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có nguy hiểm không? Đó là những câu hỏi khiến bà nội trợ nhức đầu trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Hiện tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến vô cùng phức tạp, lan rộng đến 4 tỉnh thành là Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa.

Hà Nội cũng là địa phương có nguy cơ cao bị dịch bệnh này xâm nhiễm. Điều bà nội trợ lo lắng nhất là làm sao  mua sản phẩm thịt lợn “chuẩn, không mắc bệnh” ngoài chợ cóc, chợ truyền thống?

Thịt lợn sạch là không nuôi cám tăng trọng, không tồn dư thuốc kháng sinh, không nhiễm bệnh, được giết mổ đảm bảo vệ sinh, không “tẩm” chất bảo quản.

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát, bà nội trợ nắm ngay “bí kíp vàng” tránh mua nhầm lợn bệnh

Đa phần bà nội trợ có thói quen mua thịt lợn tại chợ cóc và chọn thịt theo cảm quan. Ảnh: Thu Hà

Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng bán thịt đảm bảo các yêu cầu này. Đa phần các bà nội trợ vẫn có thói quen mua thịt lợn tại chợ cóc, chợ truyền thống và chọn thịt theo cảm quan bên ngoài nên thịt sạch hay không vẫn là chuyện “hên xui”.

Thời điểm này, chị em hãy “thuộc lòng” một số bí kíp nhận diện thịt lợn sạch để tránh mua nhầm thịt lợn bệnh về cho cả nhà ăn.

Cách dễ nhất là bà nội trợ mua thịt lợn tại cửa hàng uy tín, có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng.

Thường những cửa hàng bán thực phẩm sạch, siêu thị sẽ có sản phẩm thịt lợn đầy đủ nhãn mác. Bà nội trợ có thể sử dụng kênh mua bán này.

Ngoài ra, bà nọi trợ có thể mua thịt lợn tại các quầy sạp đã được cơ quan thú ý kiểm dịch, không nên mua thịt giá rẻ, thịt bán dạo không rõ xuất xứ, không mua thịt heo tại các vùng nằm trong ổ dịch.

Màu sắc

Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu đỏ tươi tự nhiên. Phần mỡ trắng phau hoặc trắng sáng, phần da không có các đốm, vết khác thường.

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát, bà nội trợ nắm ngay “bí kíp vàng” tránh mua nhầm lợn bệnh

Nếu thấy miếng thịt xuất hiện màu nâu, xám, đỏ thâm hoặc xanh nhạt, chảy nhớt, có nghĩa miếng thịt đó đã bị ôi hoặc mắc bệnh. Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường, mỡ mỏng.

Độ dẻo

Thịt lợn tươi có độ đàn hồi cao, khi lấy ngón ta ấn vào thịt không để lại vết lõm và không bị dính. Thịt không bị rỉ ướt, thớ thịt chắc, đó là dấu hiệu của những con lợn khỏe mạnh.

Ngược lại, thịt ôi sẽ lõm sâu khi ấn và không trở về trạng thái bình thường.

Bề mặt bì, thịt lợn

Lợn khỏe mạnh sẽ có màu da hồng hào. Ngược lại, lợn nhiễm bệnh sẽ có màu bì khác thường. Cụ thể, lợn bị thương hàn bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím. Lợn bị tả có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Thịt lợn bị tụ huyết trùng có những mảng bầm, tụ máu. Lợn bị viêm gan thịt có màu vàng. Lợn đóng dấu bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

Cần quan sát kỹ, nhất là những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ. Nếu thấy những hạt trắng như hạt gạo nếp thì đó chính là ấu trùng sán tập trung thành từng bọc, tuyệt đối không nên mua.

Mùi vị

Thịt lợn ngon khi luộc có nước trong, có mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.

Khi thái thịt, nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay vì đây có thể là lợn bị nhiễm sán.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập yoga chưa đầy 1 phút khiến gương mặt bạn trẻ ra cả chục tuổi