Đã đến lúc nên bỏ Tết cổ truyền: Ai có quyền đứng trước hơn 90 triệu người nói bỏ Tết?

2017-01-14 16:00
- Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt đã trải qua hàng vạn thế hệ và đã được tích lũy thành một di sản lễ hội nên không ai có quyền nói bỏ Tết...

Mấy năm trở lại đây, mỗi dịp Tết đến xuân về là lúc trong cộng đồng lại rộ lên sự tranh cãi gay gắt giữa hai quan điểm có nên không việc duy trì Tết cổ truyền hoặc bỏ Tết vì nhiều người kêu Tết đến quá lãng phí, tốn kém và mệt mỏi.

Đã đến lúc chúng ta nên bỏ Tết cổ truyền: Ai có quyền đứng trước hơn 90 triệu người nói bỏ Tết?

Mới đây, nhà văn trẻ Tuệ Nghi đã có một phát ngôn gây sốc trong dư luận suốt những ngày qua. Theo cô, không nên duy trì Tết cổ truyền nữa mà hãy gộp chúng vào Tết tây để tạo ra một cái Tết “hội nhập”, không gây lãng phí thời gian, tiền của và đặc biệt không làm chậm lại quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.

Ngay sau khi bài viết trên được đăng tải, Tuệ Nhi đã buộc phải lên facebook phân trần về việc cô không phát ngôn bỏ Tết mà do quá tin tưởng phóng viên nên đã dẫn tới trích dẫn không chính xác trên.  

Hiện vụ việc trên vẫn đang lùm xùm khắp cư dân mạng. Dù nhà văn trẻ Tuệ Nghi đã chính thức lên tiếng về việc này nhưng chủ đề có nên hay không nên bỏ Tết Nguyên Đán vẫn tiếp tục được nhiều bạn trẻ, diễn đàn mạng tranh luận khá gay gắt.

PV Emdep.vn đã có cuộc khảo sát với sinh viên một số trường Đại học về vấn đề này và cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Tết là thời gian để các gia đình có cơ hội sum vầy

Bạn Trần Thị Minh Tâm, sinh viên lớp K502, Đại học Thương Mại Hà Nội cho rằng không nên bỏ Tết cổ truyền và cũng không nên gộp chung vào với Tết tây.

Theo Tâm, lý do cô đưa ra là: “Người Việt Nam có tập tục thờ cúng tổ tiên. Nếu chúng ta bỏ Tết đi thì còn gì nữa. Hơn nữa, Tết là thời gian để anh em, bạn bè, người thân sum họp sau một năm xa cách mỗi người làm ăn, học tập một nơi. Ví như ở nhà em, từ ngày anh cả đi lấy vợ, ai cũng bận rộn công việc riêng nên nếu không có cái Tết thì sẽ chẳng bao giờ tụ họp được đầy đủ mọi người".

Minh Tâm cũng cho hay, Tết khiến nhiều người nhớ đến tổ tiên, ông bà bố mẹ và gia đình nhiều hơn. Kể cả có đi du lịch họ cũng đi theo gia đình chứ ít ai bỏ nhà mà đi du lịch với bạn trai trong dịp này.

Đã đến lúc chúng ta nên bỏ Tết cổ truyền: “Hãy bỏ nếu cô ta muốn”

Trần Thị Minh Tâm, sinh viên lớp K502 Đại học Thương Mại nêu quan điểm.

Cô sinh viên này cũng bảo, Tết cổ truyền có thể khiến những người làm doanh nghiệp không thích điều này, nhất là doanh nghiệp có chủ đầu tư hay lãnh đạo là người nước ngoài. Nhưng nhiều bạn trẻ như Tâm lại vẫn rất thích Tết đến. Tuy nhiên, Tâm muốn nghỉ Tết ngắn hơn so với hiện nay.

"Em nghĩ, Tết nên được rút ngắn thời gian nghỉ Tết lại. Nhưng em biết, để làm được điều này cần phải có thời gian. Bởi thực tế trước kỳ nghỉ ai cũng thích vì được nghỉ dài. Nhưng nghỉ vài ba hôm Tết lại chán muốn đi làm. Ngoài ra, tiền lì xì mừng tuổi Tết hiện nay đã bị vật chất hóa kiểu có đi có lại, có chiều hướng so bì lẫn nhau. Khắc phục được 2 điều này Tết cổ truyền sẽ vui vẻ, trọn vẹn", Tâm nhận định.

Không thể và không nên bỏ Tết cổ truyền

Đồng tình với Tâm, sinh viên Phạm Thị Phim, lớp K58b-KTNN, trường Đại Học Lâm Nghiệp cũng cho rằng không thể và không nên bỏ Tết truyền thống vì: “Tết là dịp đoàn viên, là dịp để mọi thành viên có thể quây quần bên nhau sau 1 khoảng thời gian dài bận bịu mưu sinh. Ai ai cũng mong chờ đến ngày cuối năm để về bên gia đình mình.

Nghỉ Tết là thời gian tất cả mọi người, mọi nhà được nghỉ ngơi và thư giãn nhất, gác tạm công việc, nhìn lại một năm, cũng như chuẩn bị tinh thần cho một năm sắp tới”.

Đã đến lúc chúng ta nên bỏ Tết cổ truyền: “Hãy bỏ nếu cô ta muốn”

"Tết cần được rút ngắn ngày nghỉ, đặc biệt kỳ nghỉ của sinh viên", Phạm Thị Phim chia sẻ.

Theo nữ sinh Phạm Thị Phim, Tết cần được rút ngắn ngày nghỉ, đặc biệt là đối với sinh viên: “Như thời điểm hiện tại, Tết năm nay sinh viên được nghỉ 15 ngày đến 20 ngày. Việc này sẽ khiến chúng em rất khó khăn để bắt đầu trở lại guồng quay học tập sau Tết, sau những ngày dài không động đến bài vở. Bình thường chúng em luôn thích nghỉ nhiều. Nhưng nghỉ được 3,4 ngày lại muốn đi học ngay thôi. Nếu được thì nên rút ngắn xuống nghỉ 7,8 ngày là hợp lý nhất".

Bạn Nguyễn Hữu Quân (ĐH Y Hà Nội) cũng cho biết: “Đây là một nét văn hóa truyền thống ngàn đời để lại. Chúng ta không thể gộp liền Tết âm vào Tết tây”.

Quân cũng phân tích thêm:Người làm doanh nghiệp chắc cũng không thích nghỉ Tết dài thế này, nhất là doanh nghiệp có chủ đầu tư hay lãnh đạo là người nước ngoài. Em nghĩ nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dù nghỉ hay làm cũng cần có sự đồng bộ.

Hầu hết, không có mấy doanh nghiệp tự thân làm từ a - z. Mà doanh nghiệp A hợp tác với cơ sở B. Doanh nghiệp A nghỉ hết mùng 3 Tết đã đi làm nhưng cơ sở B nghỉ hết mùng 8 Tết, thế thì doanh nghiệp A làm việc với ai? Tóm lại phải đồng bộ, không thì nhiều cơ sở đi tiên phong, đi làm trước thì cũng làm 1 mình thôi.

"Ai có quyền đứng trước hơn 90 triệu người nói bỏ Tết?"

Là nhận định của chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên trường Đại học Khoa học XH&NV.

Theo chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ: “Nếu ai muốn bỏ Tết thì hãy cứ để cho người ta bỏ. Còn người khác không muốn bỏ Tết thì kệ người ta”.

Ông Vĩ phân tích, sống trong xã hội tự do, ai cũng có quyền làm theo ý mình. Vì vậy, ai muốn bỏ Tết Nguyên đán thì họ cứ bỏ. Tuy nhiên, xin hãy tôn trọng những người còn muốn giữ nét văn hóa truyền thống ấy và ngược lại.

Đã đến lúc chúng ta nên bỏ Tết cổ truyền: “Hãy bỏ nếu cô ta muốn”

Chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, thầy Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên trường Đại học Khoa học XH&NV.

Chuyên gia văn hóa này cũng phân tích thêm: Ở Việt Nam, theo thống kê có tới 8000 lễ hội cho 80.000 làng. Vậy có nghĩa là cứ 10 làng thì có 1 làng có lễ hội trong 1 năm: “Những làng không có lễ hội thấy họ rất tội nghiệp về tinh thần. Vậy tại sao chúng ta không nhìn nhận vấn đề đó, mà cứ luôn nói Việt Nam nhiều lễ hội”.

Theo ông Vĩ, Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt đã trải qua hàng vạn thế hệ và đã được tích lũy thành một di sản lễ hội. Vì thế: "Ai có quyền đứng trước tổ tiên để nói bỏ Tết? Ai có quyền đứng trước hơn 90 triệu người nói bỏ Tết?”, chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ gay gắt.

Cù Hiền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Xót xa trước tâm nguyện và hoàn cảnh khó khăn của quân nhân Trần Đức Đô còn dang dở