8 hành vi sếp sẽ không nói ra nhưng cực để tâm và đánh giá bạn

Thiện Duyên 2017-05-10 07:00
- Bạn luôn băn khoăn vì sao năng lực và hiệu quả làm việc của mình rất tốt nhưng vẫn không được lòng sếp? Hãy nhìn lại xem có phải bạn vẫn thường xuyên có những hành vi thiếu khôn ngoan trong giao tiếp với lãnh đạo của mình không.

Trực tiếp gọi tên sếp

Những người có thể có được “quyền” này thông thường phải là chủ quản hay nhân viên có cấp bậc đặc biệt nào đó được sếp đặc cách, hoặc là bạn bè thâm giao của sếp bạn.

Vì thế, trừ khi sếp chủ động nói với bạn rằng “Không sao, đừng câu nệ, anh/chị có thể gọi tôi là A/B/C”, ngoài trường hợp này ra thì tốt nhất nếu bạn là cấp dưới thì nên gọi sếp bằng danh xưng mang tính trọng thể hơn (thường thấy nhất chính là gọi chức danh + họ), chẳng hạn như “Sếp tổng A”, “phó tổng B”, “quản lý C”.

Những hành vi sếp không nói nhưng sẽ rất để tâm và đánh giá bạn

Để sếp phải “phục vụ” bạn

Chưa kể đến những vấn đề quan trọng liên quan đến công việc, chẳng hạn như những việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt và giao tiếp ở nơi làm việc cũng đòi hỏi bạn phải khôn khéo, nhanh nhạy mới tạo được ấn tượng tốt cho cấp trên.

Ví dụ như chuyện bấm thang máy, mở cửa phòng, rót trà khi cùng sếp tiếp đãi khách hàng hay bạn bè của sếp v.v… đều là chuyện cấp dưới nên chủ động làm. Vì vậy động tác của bạn lúc nào cũng phải nhanh hơn sếp trong những việc này.

Bởi vì có nhiều người tuy ở vị trí lãnh đạo nhưng họ vẫn có thói quen nhanh nhẹn và “tự thân vận động”. Cho nên nếu bạn không xử lý nhanh thì sếp có thể sẽ tự làm mà không muốn mở miệng yêu cầu bạn. Nếu bạn tinh tế và khéo léo để giúp sếp làm những việc đơn giản này, chắc chắn sếp dù không nói ra nhưng vẫn cảm thấy hài lòng hơn về bạn.

Những hành vi sếp không nói nhưng sẽ rất để tâm và đánh giá bạn

Sếp mời khách, bạn tự ý đặt bữa tiệc đắt đỏ

Tuy khách của sếp đương nhiên là quan trọng và phải được sắp xếp chu đáo nhưng điều này không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đặt một bữa tiệc sang trọng quá mức cần thiết.

Nếu sếp giao cho bạn nhiệm vụ đặt tiệc đãi khách mà không chỉ định rõ nhà hàng hay mức chi tiêu cụ thể thì tốt nhất bạn nên chủ động hỏi lại và đặt tiệc trong khoảng hạn mức sếp đưa ra. Nếu sếp để bạn tự chọn thì chỉ nên đặt một bữa tiệc ở mức tầm trung là được. Bởi vì chỉ cần đủ thể hiện thiện chí và nhiệt tình của sếp với khách mà không hề lãng phí là ổn thoả cả đôi bên.

Tránh né chào hỏi sếp

Rất nhiều vị lãnh đạo đều nói rằng họ thật sự thất vọng và cảm thấy không được tôn trọng khi rõ ràng bạn nhìn thấy sếp ở nhà ăn, ở nơi công cộng mà lờ đi như không thấy.

Cho dù bạn là người không giỏi xã giao nhưng ít nhất đừng quá khép nép mà lảng tránh khi chạm mặt sếp. Hãy nhẹ nhàng bước tới gật đầu chào hỏi là hành động của một người làm việc chuyên nghiệp và biết phép lịch sự tối thiểu.

Những hành vi sếp không nói nhưng sẽ rất để tâm và đánh giá bạn

Luôn luôn ngồi cách sếp càng xa càng tốt

Đây là hành vi mà rất nhiều nhân viên thường làm nhưng có lẽ bản thân họ không biết rằng nó vô cùng tiêu cực khi bạn chủ động tạo khoảng cách với sếp, thậm chí còn khiến sếp buồn phiền.

Chẳng hạn trong một buổi họp mặt cả tập thể, mọi người đều cố gắng chọn vị trí ngồi xa sếp và bạn là người phải ngồi cạnh sếp vì đến cuối cùng. Khi bạn vừa ngồi xuống còn nghe xung quanh trêu chọc rằng: “Ai bảo cậu đến trễ thì ngồi cạnh sếp đi nhé”.

Nếu bạn là người lãnh đạo, nghe câu nói này từ cấp dưới của mình, bạn sẽ có cảm giác thế nào? Chắc chắn là không hề dễ chịu phải không?

Lướt điện thoại khi họp

Bất kể sếp đang nói về đối tượng cụ thể nào hay vấn đề sếp đang bàn không liên quan đến bạn thì việc lướt điện thoại cũng nên tránh tuyệt đối. Hành động này không chỉ là thiếu tôn trọng sếp mà cũng rất thất lễ với những người khác trong cuộc họp.

Những hành vi sếp không nói nhưng sẽ rất để tâm và đánh giá bạn

Không suy nghĩ đến năng lực của sếp hoặc biết mà lờ đi

Dù là lãnh đạo tài giỏi đến đâu cũng sẽ có một vài nhược điểm hoặc vấn đề bất tiện nào đó. Chẳng hạn mắt sếp nhìn không rõ nhưng bạn lại điều chỉnh chữ trên màn hình máy chiếu quá nhỏ; hoặc biết rõ sếp không thông thạo tiếng Anh nhưng bạn là luôn dùng Anh ngữ trong văn bản v.v…

Điều này sẽ gây ra khó khăn cho sếp, cản trở sự giao tiếp và làm việc giữa hai bên. Đồng thời nó còn cho thấy bạn là người thiếu tinh tế, ý tứ và dễ tạo ấn tượng không tốt với sếp.

Tiết lộ mối giao tình riêng tư

Những hoạt động mang tính riêng tư của bạn với sếp, chẳng hạn bạn được sếp ưu ái mời về nhà chơi vào cuối tuần hay bạn là gia sư cho con của sếp, thậm chí là người được sếp tin tưởng nhờ cậy xử lý vấn đề cá nhân nào đó v.v… thì tốt nhất đừng tiết lộ với những đồng nghiệp khác.

Điều này sẽ tránh cho sếp ngại ngùng và khó khăn trong quản lý nhân viên mà còn dễ khiến các đồng nghiệp sinh lòng hoài nghi, đố kỵ bạn.

Thiện Duyên/Theo aboluowang, gigacircle 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Gửi người từng phản bội: Chỉ một lần quay đi, anh mãi mãi chẳng có đường quay trở lại!