7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

2017-11-07 11:18
- Từ mấy năm nay những thực phẩm được làm giả này từng khiến dư luận kinh hãi và sốc suốt 1 thời gian dài.

Muối

Dù không phổ biến nhưng muối cũng là một trong những loại nguyên liệu bị làm theo cách công nghiệp ở Trung Quốc. Ăn nhiều loại muối nhân tạo này bạn sẽ có nguy cơ cao các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

Đậu Hà Lan

Những loại đậu có màu xanh được làm "sao y bản chính" bằng thuốc nhuộm, một số hóa chất gây biến đổi, sau đó sấy khô, chúng sẽ có hình dáng và màu sắc không khác nhau nhiều, gây nhầm lẫn cho người nội trợ.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

May mắn là với loại thực phẩm này, bạn có thể phát hiện bằng cách ngâm chúng vào nước xem có bị phai màu hay không hay luộc bằng nước nóng, đậu giả sẽ không mềm như đậu thật.

Đậu phụ

Những miếng đậu phụ trắng phau có thể bị nhái bằng cách trộn protein chiết xuất từ đậu tương với bột mì, nước đá, và một số loại hóa chất công nghiệp để làm ra đậu phụ giả.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

Miếng đậu giả khá đàn hồi, không dễ vỡ như đậu thường và tất nhiên là có hại cho sức khỏe.

Nhân sâm

Nhân sâm là một cây thuốc phổ biến ở Trung Quốc được bán theo trọng lượng. Để làm cho nhân sâm nặng hơn, một số người đã đun sôi sâm trong nước đường.

Nhân sâm tự nhiên thường chỉ chứa 20% đường, trong khi nhân sâm giả có thể chứa tới 70%. Loại giả tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng không có tác dụng như loại thật, gây lãng phí tiền bạc.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

Sứa giả

Trước đó, cảnh sát Trung Quốc vừa triệt phá hai xưởng sản xuất sứa giả và ước tính hơn 10 tấn hàng có thể đã len lỏi vào các chợ thực phẩm địa phương, đến tay người tiêu dùng.

Chủ cơ sở này đã khai rằng sứa giả được làm bằng cách trộn lẫn 3 hóa chất là axit alginic, phèn amoni và canxi colorua khan. Thử nghiệm cho thấy chúng còn chứa một hàm lượng aluminium lên tới 800 mg/kg, gấp 8 lần giới hạn cho phép ở Trung Quốc.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

Sau khi thành phẩm, hàm lượng nhôm trên 1 kg sứa lên tới 800 mg, vượt 8 lần giới hạn an toàn ở Trung Quốc. Ban an toàn thực phẩm thuộc cảnh sát Hồ Châu cho biết lượng aluminium lớn có thể gây tổn hại xương, thần kinh và trí nhớ, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già.

Bình thường, để nuôi được 0,5 kg sứa đến lúc thành phẩm phải mất 40 ngày, với giá bán buôn trung bình từ 100.000 - 130.000đ. Trong khi đó, sứa nhân tạo có giá rẻ hơn 1 nửa bởi sản xuất ít tốn thời gian.

Hạt óc chó

Trước đó, một thương lái ở thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, đã làm giả quả óc chó bằng phương pháp tinh vi, theo Business Insider.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

Người này thu thập vỏ quả óc chó, bơm bê tông trộn giấy vào trong, sau đó dùng keo dán hai mảnh vỏ lại. Nhờ đó, doanh thu bán hàng tăng gấp đôi do người thương lái bán cả hạt óc chó nguyên vỏ và tách vỏ.

Thịt gà cấp đông

Năm 2013, cảnh sát Trung Quốc bắt giữ 904 cá nhân vì dùng thịt cáo, chồn và chuột để giả thịt cừu. Các nhà chức trách đã thu giữ tổng cộng 20.000 tấn thịt bất hợp pháp.

7 thực phẩm làm giả của Trung Quốc từng gây sốc cho người tiêu dùng suốt 1 thời gian dài

Không chỉ vậy, số thịt này còn mang dịch bệnh hoặc bị nhiễm độc. Năm ngoái, cảnh sát nước này tiếp tục bắt giữ 100.000 tấn thịt gà, bò và lợn đông lạnh quá hạn sử dụng, trong đó có nhiều tảng thịt để trên 40 năm.

Minh Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

40 chuyện lạ 'không thể tin nổi' nhưng vẫn phải tin vì chúng là sự thật