10 kiểu đồng nghiệp bạn nên “cách xa trăm thước”

2017-11-07 13:37
- Một ngày bạn dành 8 tiếng ở nơi làm việc, vì vậy đồng nghiệp đôi khi được xem là những người bạn thân thiết bởi sự gắn bó trong công việc, trong việc chia sẻ cảm xúc về sếp hay khách hàng, thậm chí là trong những sở thích cá nhân như ăn uống, mua sắm.

Thế nhưng, vẫn có những kiểu đồng nghiệp mà bạn nên “tránh xa” như phân tích từ Chuyên viên tư vấn tuyển dụng của CareerLink.vn, trang tin hỗ trợ tìm kiếm việc làm và tuyển dụng nhân sự chất lượng hàng đầu Việt Nam, chia sẻ sau đây.

Cập nhật việc làm mới nhất tại Careerlink

1. Người hay nhờ vả

Trong công việc, đồng nghiệp giúp đỡ qua lại là chuyện thường tình. Nhưng bạn hãy ngẫm lại xem, mình có đang "bị" ai đó nhờ quá nhiều những công việc thuộc trách nhiệm của họ từ chuyện nhỏ nhặt như photo hoặc in tài liệu, tìm kiếm thông tin đến những việc lớn hơn như làm hợp đồng, gặp gỡ khách hàng.

Lý do để bạn trở thành “trợ lý bất đắc dĩ” luôn được đưa ra là vì họ quá bận, cần phải ưu tiên giải quyết những công việc mà sếp yêu cầu trước nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của bạn.

10 kiểu đồng nghiệp bạn nên “cách xa trăm thước”

2. Người hay thúc giục

Cũng gần như mẫu người hay nhờ vả, nhưng mẫu đồng nghiệp này còn khiến bạn cảm thấy áp lực hơn khi luôn thúc giục bạn thực hiện ngay và luôn công việc mà họ nhờ vả.

Họ có ưu điểm là hiểu được tâm lý và khả năng của người khác nên sẽ tùy đối tượng mà thay đổi cách gây sức ép. Bạn sẽ thường phải nghe những lời "kể khổ" nếu không được giúp đỡ ngay thì công việc sẽ bị ảnh hưởng thế nào; nặng nề hơn là chỉ trích bạn vì đã bỏ mặc họ với khó khăn.

3. Người mượn danh sếp

Mẫu người này có thể xem là "lợi hại" hơn khi không trực tiếp nhờ bạn mà sẽ trình bày với sếp những khó khăn trong công việc, cần có sự giúp đỡ và người họ muốn nhờ là bạn; như vậy danh chính ngôn thuận, bạn khó từ chối.

Việc này lặp đi lặp lại đến một lúc nào đó, đồng nghiệp chỉ cần nói là yêu cầu từ sếp thì bạn sẽ buộc phải làm như một thói quen. Khối lượng công việc được giao cũng dần tăng lên, về số lượng lẫn về độ khó, khiến bạn cảm thấy quá tải.

4. Người không bao giờ nhận lỗi

Bạn sẽ khó mà nghe được từ đồng nghiệp này câu nói “Tôi sai!” hay “Tôi xin lỗi!” mà luôn phải nghe những lời giải thích về nguyên nhân, lý do khiến công việc không hoàn thành hoặc bị sai sót.

Tệ hại hơn là nếu bạn nhiệt tình tham gia góp ý hoặc hướng dẫn họ trong công việc thì sẽ có lúc bạn trở thành nguyên nhân gây ra lỗi vì họ đã nghe theo lời bạn.

5. Người luôn nói “Không”

Nếu có những người không bao giờ biết cách từ chối trước lời đề nghị của người khác thì ngược lại, có những người luôn trả lời rằng “Tôi không làm” hoặc “Đây không phải là việc của tôi” để khước từ giúp đỡ đồng nghiệp, ngay cả khi đó là công việc có liên quan đến họ.

Dù bạn có phải ngồi đến khuya để tìm dữ liệu vốn có sẵn trong sổ sách của họ thì đó cũng là việc của bạn và họ không cần quan tâm.

Giải pháp:

Nếu bạn cảm thấy chỉ có mình đang phải chịu sức ép và áp lực từ những đồng nghiệp như thế này, trong khi những người khác lại không thì hãy nghiêm túc đánh giá xem mình có phải là người cả nể, luôn muốn làm vừa lòng người khác, sợ mọi người buồn và giận mình không?

Về cơ bản, bạn là mẫu được quý mến vì sự nhiệt tình, hết mình và luôn lo lắng cho người khác; nhưng trong môi trường công sở với nhiều kiểu tính cách lẫn sự cạnh tranh về quyền lợi, nhiệm vụ thì bạn sẽ dễ dàng bị “chơi xấu”.

Tránh xa không có nghĩa là bạn cô lập mình với họ, bởi môi trường công sở buộc bạn phải gặp gỡ, tiếp xúc với họ hàng ngày. Trong điều kiện có thể, hãy giảm bớt sự thân mật và gần gũi quá. Và nếu bạn nhận ra mình đang bị đồng nghiệp điều khiển, gây khó khăn thì nên điều chỉnh tình hình với các tuyệt chiêu sau:

* Rạch ròi: không cần tuyệt đối từ chối giúp đỡ đồng nghiệp nếu bạn thật sự rảnh rỗi và có khả năng đảm nhận nhưng hãy định ra giới hạn: sẽ thực hiện những nhiệm vụ nào và trong thời hạn bao lâu.

* Cứng rắn: Nếu thực sự bận rộn hãy thẳng thắn từ chối và giải thích lý do ngắn gọn; không dài dòng, kì kèo như năn nỉ, không tỏ ra mình có lỗi khi không giúp được.

10 kiểu đồng nghiệp bạn nên “cách xa trăm thước”

* Rõ ràng: Nếu công việc mặc định giao hẳn từ đồng nghiệp cho bạn thì cần có sự xác nhận trực tiếp từ cấp trên. Hãy chọn cách hỏi trực tiếp cấp trên, không nên ngại ngần sợ làm phiền hoặc ngại làm mất lòng đồng nghiệp mà chấp nhận để rồi cảm thấy khó chịu. Dĩ nhiên là hãy chọn cách đối thoại nhẹ nhàng và vui vẻ.

* Gợi ý: nếu buộc phải đưa ra lời khuyên hay chỉ dẫn cho người không bao giờ chịu nhận lỗi, hãy nhắc rằng lời nói của bạn chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định vẫn là ở người làm. Nếu sau đó họ vẫn khăng khăng rằng do bạn đã hướng dẫn, chỉ cần lặp lại lời bạn đã nhắc trước đó chứ đừng quá căng thẳng hay giận dữ tranh cãi.

* Dự trù: Lên kế hoạch tổng quát về công việc được giao, bao gồm cả thông tin mà đồng nghiệp có thể cung cấp cho bạn như số liệu, tài liệu mẫu và trình bày với cấp trên. Luôn chuẩn bị rằng mình có thể không được hỗ trợ tối đa và không nên quá tức giận nếu biết trước đồng nghiệp không sẵn sàng giúp đỡ.

Mừng Mẫn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo có tình cảm thăng hoa nhất năm 2021