Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 5 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

2021-01-13 10:00
- Bên cạnh việc bàn tính kế hoạch cho 3 ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình cần chuẩn bị trước một số món ngon để tránh cảnh bận rộn "3 đầu 6 tay" vào những ngày Tết nhất nhiều cỗ bàn, tụ họp.

Tháng Chạp đã chính thức bước sang và chúng ta chỉ còn cách Tết nguyên đán Tân Sửu 30 ngày đếm ngược. Bạn và gia đình đã sắm sửa được gì cho mùa Tết năm nay rồi? Bên cạnh việc bàn tính kế hoạch cho 3 ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình cần chuẩn bị trước một số món ngon để tránh cảnh bận rộn "3 đầu 6 tay" vào những ngày Tết nhất nhiều cỗ bàn, tụ họp. 5 món ăn dưới đây bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ: 

1. Hành muối

Bạn có thể làm món dưa hành này trước Tết vì hành phải mất nhiều thời gian để mới có thể bớt hăng, giúp giảm ngấy ngán cho những món ăn nhiều đạm của ngày Tết. 

Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 6 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

300g củ hành trắng

200ml dấm ăn

100ml nước lọc

50g đường

40g muối

Nước vo gạo

Cách làm:

Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm cho bớt hang và bụi bẩn ra bớt.

Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ. Lưu ý không cắt gốc để tránh hành bị ủng, nhún. Rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước.

Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 6 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, dùng tăm hay que tre chèn trên mặt trước khi đổ nước muối vào để hành không bị trồi trên mặt nước.

Đậy nắp kín, để hành nơi khô ráo thoáng mát, khoảng 3-4 ngày là dùng được.

Khi ăn bạn bóc lớp vỏ ngoài của hành đến khi thấy lớp hành trắng bên trong, cắt gốc. Trộn thêm vài miếng ớt xắt lát tùy thích.

Dưa hành giòn, ngọt ăn cùng thịt đông, bánh chưng hay thịt quay đều rất ngon.

2. Thịt bò khô

Đã từ lâu, thịt bò khô trở thành món ăn vặt khoái khẩu không thể thiếu của nhiều gia đình vào mỗi dịp Tết. Bạn hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị món ngon này. Cả nhà cùng nhâm nhi những miếng bò khô vừa dai vừa mềm, thơm ngọt trong những ngày Tết thật là tuyệt phải không?

Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 6 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

Nguyên liệu:

- Thịt bò thăn, mông sấn (hoặc bắp nếu thích ăn có gân): 1kg. Ngũ vị hương: 1/2 gói nhỏ. Dầu hào: 3 thìa canh. Gói gia vị bò kho: 1/2 gói.

- Mật mía: 6 thìa canh (không có mật mía thì dùng đường nâu nhưng dùng mật mía vẫn là ngon nhất cho ra màu sắc và hương vị thơm ngon hơn).

- Nước mắm: 2 thìa canh. Ớt bột Hàn Quốc: 2 thìa canh (tạo màu đẹp cho thịt bò, nếu không có dùng ớt bột thường). Sa tế: 2 thìa canh, nếu ăn cay hơn cho 3-4 thìa. Sả: 5 củ. Gừng: 1/2 củ. Tỏi: 4-5 tép.

Lưu ý: Thìa canh bằng với thìa ăn phở.

Cách làm:

- Thịt bò rửa sạch, lấy khăn thấm khô, thái miếng to bản dày khoảng 0,5 - 0,7cm, thái dọc thớ. Sả, gừng, tỏi băm thật nhuyễn, giã nhuyễn hoặc cho tất cả vào máy xay thật nhỏ.

- Hỗn hợp sốt sánh đặc để ướp thịt bò: Cho sả, gừng, tỏi xay nhuyễn, ớt bột Hàn Quốc hoặc ớt bột thường, dầu hào, sa tế, nước mắm, mật mía, gói gia vị bò kho, ngũ vị hương, nước mắm vào trộn chung trong một bát.

- Trộn hỗn hợp sốt trên với thịt bò, đi bao tay vào rồi chà xát hỗn hợp để thịt bò ngấm đều gia vị. 

- Ướp thịt khoảng 8-12 tiếng, tốt nhất là ướp qua đêm (có bọc màng bọc thực phẩm) trong tủ lạnh, thỉnh thoảng đảo qua để thịt được ngấm đều gia vị.

- Thịt sau khi ướp cho lên bếp đun sôi, hạ nhỏ lửa rồi đun liu riu cho thịt bò tiết ra nước.

- Đun đến khi gần cạn thì nêm nếm lại gia vị, (mặn, ngọt, cay...), không nên nêm đậm quá tránh thịt bị mặn, nên nêm nhạt một chút lúc gia vị cạn ngấm vào thịt là vừa.

Lưu ý : Thịt gần cạn nước phải đảo liên tục và hạ lửa nhỏ nhất vì rất dễ bị cháy miếng thịt vào thời điểm này.

- Trải giấy nến ra khay nướng, xếp thịt lên, bật lò nướng thịt ở nhiệt độ 120 độ C trong 20 phút.

- Sau khi nướng lần 1 được 20 phút thì gắp thịt ra một cái thớt sạch, dùng chày dần nhẹ từng miếng thịt cho đến hết. Dần nhẹ nhàng đừng làm nát thịt. Bước này giúp cho miếng thịt bò được thớ đẹp và dễ xé. Rồi lại cho thịt trở lại lò nướng thêm 20 phút nữa ở nhiệt độ 120 phút.

- Bước cuối cùng vặn lò xuống 100 độ C và sấy lật mỗi mặt khoảng 15-20 phút là xong.

Chú ý: Nếu không có lò nướng, sau khi đun cạn nước, nhớ để lửa thấp vì giai đoạn này cũng rất dễ làm thịt bị cháy. Sau đó gắp thịt ra, dùng chày dần miếng thịt, xé nhỏ và cho lên chảo để chế độ lửa thấp nhất và sao khô.

Thịt chín, cho ra giá để nguội rồi bọc vào túi nilon hoặc hũ thủy tinh ăn dần. Khi rim bò khô, việc canh lửa rất quan trọng. Lửa chỉ để nhỏ, nếu không thịt rất nhanh cháy. 

3. Bắp bò ngâm nước mắm

Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 6 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

Nguyên liệu làm bắp bò ngâm mắm cho 4 người:

Cho phần nấu thịt: 

– ½ kg bắp bò (phần có gân xen với thịt) 

– 1 cánh hồi 

– 1 thảo quả 

– 1 lóng tay củ gừng đập dập 

– 1 miếng quế 

– 2 tép tỏi đập dập 

– 1,5 muỗng cafe dấm hay rượu

Cho phần nấu nước mắm:

– 130g đường

– 150ml nước mắm

– 50ml giấm

– 100ml nước lọc

– 5-6 củ tỏi

– 2-3 trái ớt, ít hạt tiêu.

 

Cách làm bắp bò ngâm nước mắm cho 4 người:

 

Chuẩn bị nguyên liệu làm bắp bò ngâm nước mắm:

– Rửa sạch bắp bò, Lạng bỏ bớt phần mỡ xung quanh bắp cho gọn.

– Tỏi lột vỏ, cắt lát.

Các bước thực hiện món bắp bò ngâm nước mắm:

Bước 1:

– Cho bắp bò, cánh hồi, thảo quả, củ gừng đập dập, quế, tỏi đập dập, 1,5 muỗng cafe giấm hay rượu vào nồi rồi thêm nước cho ngập thịt.

– Nấu cho thịt vừa mềm.

Bước 2:

– Dùng xiên thử xem bắp đã vừa mềm chưa, vớt bắp bò cho vào thau nước đá để bắp nhanh nguội.

– Khi bắp nguội thì vớt ra để ráo.

Bước 3:

– Nấu nước mắm: đường, nước mắm, dấm, nước đun sôi, để thật nguội.

– Cho nguyên bắp hoặc xẻ đôi theo chiều dọc vào lọ, chế nước mắm vào lọ thịt. thêm 5-6 củ tỏi cắt lát và 2-3 trái ớt tươi cùng ít hạt tiêu. Đậy kín lọ, để khoảng 4-5 ngày là ăn được.

– Khi ăn, bạn cắt bắp bò thành lát mỏng, bày ra đĩa.Cuốn bắp với rau sống, bún, bánh tráng và sử dụng nước mắm ngâm bò để chấm cuốn.

 

Những lưu ý khi làm bắp bò ngâm nước mắm:

 

– Nước mắm và thịt phải để thật nguội thì mới cho vào ngâm, nếu còn nóng, món này dễ bị hỏng.

– Sau khi bắp vừa ăn thì nên cho vào tủ lạnh nếu chưa dùng hết. Nếu để thịt ngấm nước mắm lâu ngày thịt sẽ bị cứng lại.

Bắp bò ngâm nước mắm sẽ là một món tuyệt hảo cho những buổi tụ họp cùng gia đình hay bạn bè đấy.

Chúc bạn ngon miệng với món bắp bò ngâm mắm.

4. Giò xào

Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 6 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

Nguyên liệu:

- Một cái tai lợn khoảng 5 lạng

- Một cái lưỡi lợn khoảng 4 lạng

- Một bắp giò khoảng 3-4 lạng

- Mộc nhĩ khô: 50 gram

- Nấm hương: 30-50 gram

- Hành khô: 30 gram

- Gia vị: Hạt tiêu, bột canh, nước mắm

- Khuôn ép giò xào

Cách làm: 

- Đầu tiên phải cạo sạch lông tai thật sạch sẽ, sau đó bóp muối rồi rửa lại thật sạch.

- Cho tai, lưỡi và thịt bắp giò vào 1 chiếc nồi, sau đó thêm 1 chút muối, giấm và 1 nhánh gừng đập dập, cuối cùng đổ nước vào nồi ngập thịt rồi đậy vung lại, đun tới khi nước sôi bùng thì tắt bếp.

- Vớt lưỡi ra cạo sạch hết lớp màu trắng, rửa sạch bằng nước và để cho ráo nước. Tiếp tục vớt tai và thịt bắp giò ra, xả nhanh dưới vòi nước lạnh và để ráo.

- Ngâm mộc nhĩ, nấm hương cho mềm và sau đó rửa sạch. Hành khô bóc vỏ sạch.

- Sau khi tai và lưỡi đã được làm sạch, chúng ta bắt đầu thái thịt bắp giò, tai và lưỡi thành những miếng mỏng dài tầm ngón tay.

- Thái mộc nhĩ, nấm hương thái dài, hành khô thái lát

- Ướp toàn bộ phần thịt, tai, lưỡi với muối, tiêu, nước mắm trong khoảng 30 phút.

Sau đun nóng chảo, thêm dầu ăn, phi thơm hành, cho thịt vào xào đến khi săn lại. Nêm nếm cho vừa ăn, thêm mộc nhĩ, nấm hương vào xào đến khi hỗn hợp đều và chín kỹ. Rắc thêm chút hạt tiêu đảo đều và tắt bếp.

Khi hỗn hợp còn nóng bạn hãy cho nhanh vào khuôn, lèn thật chặt để chảy bớt mỡ. Và cuối cùng để thật nguội, lúc này thịt đã kết dính với nhau tạo thành một khối thì hãy tháo giò xào ra khỏi khuôn.

Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món giò xào giòn ngon đúng kiểu miền Bắc. Tuy nhiên, để món giò xào đúng như hương vị ngày Tết cổ truyền, nhất là ở miền Bắc khi trời rét, khi thái giò ra ăn, bạn không quên chuẩn bị thêm 1 đĩa dưa muối hoặc hành muối, đúng hương vị ngày Tết miền Bắc.

5. Dưa giá

Nguyên liệu:

  • Giá đỗ sạch: 500 gr

  • Cà rốt: 1 củ vừa

  • Hành tím: 2-3 củ

  • Hẹ: 1 bó

  • Ớt: 4 – 5 quả (có thể bỏ qua)

  • Đường, muối, giấm, nước lọc

  • Lọ thủy tinh sạch (tráng qua nước sôi, để khô)

  • Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết, đây là 6 món ngon ngày Tết chị em cần chuẩn bị sớm kẻo không kịp nữa rồi!

Cách làm món dưa giá hẹ chua ngọt:

  • Cho ba thìa canh đường, hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ giấm hòa tan với bốn thìa canh nước lọc (nếm thấy chua chua ngọt ngọt vừa miệng là ok). Đem hỗn hợp nước muối này đi đun sôi, để sôi khoảng 1-2 phút thì tắt bếp, đợi nguội.

  • Giá đỗ nhặt bỏ rễ và vỏ đỗ còn sót lại, rửa sạch, để ráo.

  • Cà rốt sau khi rửa thì gọt bỏ vỏ, thái hoặc nạo sợi.

  • Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc khoảng 3 cm, để ráo.

  • Hành củ bóc vỏ,  thái lát mỏng.

  • Cho hết giá đỗ, cà rốt, lá hẹ, hành tím vào âu hoặc rổ sạch, trộn đều nhẹ nhàng.

  • Ớt rửa sạch, thát lát. Đợi nước muối nguội thì cho ớt vào cùng.

  • Trút hỗn hợp giá đỗ vừa trộn vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, rót nước muối đường giấm vào ngập giá. Lấy đồ gài lên trên cho giá không nổi khỏi mặt nước.

  • Khoảng 1 ngày bạn có thể đem dưa giá ra, vắt  bớt nước rồi cho ra đĩa ăn cùng với cơm và các món ăn khác. Bạn cũng có thể pha một bát nước mắm để chấm dưa giá, ăn rất ngon.

Nước mắm để chấm dưa giá nên có gừng tỏi băm,ớt cắt lát, đường, nước lọc, nước cốt chanh, thêm vào đó là ớt bột, khuấy đều sao cho nước mắm đặc, có chút sền sệt do ớt bột.

Sep (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tuân thủ quy tắc 3 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh suốt đời, tránh xa bệnh tật