Vụ giáo viên buộc người trẻ 4 tuổi lên cửa sổ: Mẹ cần chăm sóc bé mắc chứng tăng động như thế nào?

2018-11-30 13:38
- Tăng động, giảm chú ý là tình trạng mà nhiều trẻ mắc phải hiện nay. Sau vụ việc cô giáo mầm non buộc người trẻ treo lên cửa sổ gây xôn xao dư luận, nhiều người sẽ giật mình không biết phải chăm sóc trẻ bị tăng động như thế nào cho đúng.

Mới đây, hình ảnh một bé trai N.T.P, 4 tuổi, (mồ côi cha và mẹ bị tự kỷ bỏ đi mất tích, được bà nội chăm sóc), đang theo học tại Trường Mầm non B Trực Đại (thuộc xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) bị nhốt vào phòng, buộc dây vào người treo lên cửa sổ khiến dư luận rất bức xúc.

Điều đáng nói, bé N.T.P bị rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, có giấy xác nhận của khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu P. vừa bị câm, vừa bị điếc, có biểu hiện hú, chạy nhảy, dẫm vào người, cắn vào tay các bạn và cô giáo.

Trường mầm non B Trực Đại cũng thừa nhận, những lúc cháu P. tăng động quá, cô giáo đã buộc dây vào người cháu P. để giữ “an toàn” cho cháu P. cùng các bạn trong lớp.

Vụ giáo viên buộc người trẻ 4 tuổi lên cửa sổ: Mẹ cần chăm sóc bé mắc chứng tăng động như thế nào?

Hình ảnh cháu P. bị các cô giáo mầm non cột người treo lên cửa sổ gây bức xúc. Ảnh: Internet

Cách làm của cô giáo thể hiện nhận thức rất hạn chế, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm với trẻ khuyết tật nên đã có hành vi không đúng, không chuẩn mực, gây phản cảm. Nhưng các cô giáo không có ác ý gì ngoài việc đảm bảo an toàn cho cháu P. và các trẻ khác. Từ khi xảy ra sự việc, cháu P. vẫn đến lớp và bình ổn về tinh thần.

Sự việc này chúng tôi cảm thấy rất buồn, có thể coi là biện pháp giáo dục nhưng lại phản giáo dục, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người giáo viên. Tuy nhiên, dư luận cũng cần nhìn nhận vấn đề cụ thể để có cái nhìn bớt khắt khe hơn với các cô giáo.", ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết trên báo Người Đưa Tin.

Vụ giáo viên buộc người trẻ 4 tuổi lên cửa sổ: Mẹ cần chăm sóc bé mắc chứng tăng động như thế nào?

Cháu P. rất đáng thương, con mồi côi cha, mẹ bị tự kỷ bỏ đi mất tích, hiện đang được bà nội chăm sóc. Hàng tháng cháu P. được bà đưa ra HN chữa bệnh. Ảnh: Internet

Vậy cần chăm sóc trẻ bị tăng động, giảm chú ý như thế nào cho đúng?

Dưới đây là hướng dẫn của Ths Đào Thị Thủy – Điều dưỡng trưởng khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương về cách chăm sóc trẻ bị tăng động, giảm chú ý, các mẹ nên đọc để có hướng chăm sóc hợp lý:

1. Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có những biểu hiện như thế nào:

Quan sát ở nhà, nơi công cộng, ở trường/lớp trẻ thường xuyên có những biểu hiện sau:

Tăng hoạt động

– Hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên.

– Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo hoặc rời bỏ chỗ ngồi ở nơi cần ngồi yên.

– Trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi.

– Khó khăn khi phải chờ đợi hoặc phải xếp hàng chờ theo thứ tự.

Giảm chú ý

– Dễ mất tập trung do tác động bên ngoài.

– Không cẩn thận, không chú ý tỉ mỉ, hay gây sai sót.

– Ít tuân theo sự hướng dẫn, hay làm mất đồ dùng, đồ chơi.

– Thường hay bỏ dở việc này để làm sang việc khác.

– Trẻ không duy trì chú ý được lâu so với trẻ bình thường cùng tuổi.

Nếu các biểu hiện kéo dài trên sáu tháng và xuất hiện trước 7 tuổi, cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và quan hệ của trẻ ở gia đình, trường học, trẻ có thể bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý.

2. Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

– Do di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh.

– Do môi trường:

+ Môi trường sống không ổn định: ồn ảo, đông đúc, lộn xộn,…

+ Trẻ bị lôi cuốn vào điện tử, nghiện internet, xem tivi quá nhiều.

+ Một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường.

3. Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý – Cha mẹ cần làm gì? Ai có thể giúp đỡ trẻ?

Vụ giáo viên buộc người trẻ 4 tuổi lên cửa sổ: Mẹ cần chăm sóc bé mắc chứng tăng động như thế nào?

– Khi nghi ngờ trẻ bị tăng hoạt động giảm chú ý, nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn.

– Trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi, … để xác định thêm.

– Những chuyên gia khác cùng giúp đỡ trẻ như hoạt động trị liệu, giáo dục đặc biệt.

– Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc tạo môi trường, giáo dục trẻ, tìm sự trợ giúp, chia sẻ.

4. Các phương pháp giúp đỡ trẻ một cách tốt nhất

Tăng tập chung chú ý:

– Tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập.

– Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói.

– Nói rõ ràng yêu cầu của bạn với trẻ.

– Bảo trẻ nhắc lại những gì mà bạn muốn.

– Tránh quá nhiều việc, nhiều thứ cùng lúc làm trẻ mất tập trung.

– Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, đòi hỏi phải tư duy.

Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành tốt công việc, học tập:

– Lập thời gian biểu và nhắc nhở trẻ thực hiện.

– Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức.

– Tránh chơi game, không chơi trò chơi bạo lực.

– Không nên kéo dài quá lâu một công việc.

– Chấp nhận một số hạn chế của trẻ, tránh chế diễu trẻ.

– Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.

– Thái độ luôn kiên trì, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.

– Phải liên hệ với giáo viên, nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu để giáo viên giúp đỡ.

– Tham gia các sinh hoạt nhóm, đoàn thể.

– Phát huy những khả năng của trẻ (thể thao, văn nghệ, …)

– Cần có sự kết hợp giữa trẻ – gia đình – giáo dục.

Liệu pháp hành vi

– Nhận biết tình huống, sự kiện làm trẻ có vấn đề, từ đó tạo môi trường tốt.

– Giải thích cho trẻ hiểu những việc cần phải làm.

– Hướng dẫn, nhắc nhở và kiểm tra trẻ trong học tập, công việc.

– Thường xuyên khuyến khích hành vi tốt của trẻ bằng lời nhẹ nhàng và khen thưởng động viên kịp thời.

– Khi trẻ mắc lỗi, cần kiên trì nhắc nhở, giải thích kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như thời gian tách biệt, trả giá hành vi, … có giải thích lý do. Tránh đánh mắng trẻ.

Giáo dục: Giáo dục đặc biệt giúp trẻ tăng khả năng học tập, phối hợp chặt chẽ với giáo viên.

Các phương pháp khác

– Vui chơi, sinh hoạt nhóm, văn nghệ, thể thao, lao động,…

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

TV nhà bạn có bị 'mù màu'