Vì sao khi mang bầu, “quần chip” của mẹ dễ ở tình trạng ẩm ướt?

Thiên Khuê 2019-03-11 06:29
- Khi mang thai, ngoài những thay đổi rõ rệt như ngực to hơn, các triệu chứng nghén thai kỳ v.v… thì có nhiều chi tiết nhỏ dễ khiến mẹ bầu bỏ qua. Trong đó, hiện tượng quần chip thường xuyên ẩm ướt cần chú ý hơn để xử lý đúng cách.

Giải mã lý do vì sau khi mang thai, quần chip của mẹ thường ẩm ướt

Dịch tiết tăng nhiều

Khi mang bầu, hiện tượng dịch tiết ở vùng kín tiết ra nhiều cũng là chuyện bình thường. Do ảnh hưởng của hóc môn và tình trạng âm đạo bị xung huyết cục bố nên mẹ bầu không cần quá lo lắng khi dịch tiết ẩm ướt ở quần chip. Dịch tiết âm đạo khỏe mạnh phải có màu trắng, không có mùi lạ và có trạng thái sền sệt như hồ dán.

Vì sao khi mang bầu, “quần chip” của mẹ dễ ở tình trạng ẩm ướt?

Để đảm bảo môi trường sạch sẽ, khô ráo cho vùng kín, mẹ bầu nên chăm vệ sinh hơn, thay nội y bằng chất lượng thuần bông và có khả năng thấm hút tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ngứa ngáy hoặc đau ngoài âm đạo, dịch tiết có màu hơi vàng hoặc có mùi bất thường thì cần đến bệnh viện để kiểm tra vì có thể là vấn đề bệnh tật ở cơ quan sinh dục.

Khi phát hiện dịch tiết ở quần chip không bình thường mà mẹ vẫn chủ quan sẽ dễ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến màng thai bị vỡ sớm, mẹ dễ sinh non v.v… Ngoài ra, mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc về chữa trị để tránh gây hại cho em bé.

Màng thai bị vỡ sớm

Tuy dịch tiết sẽ tăng hơn so với bình thường khi mẹ có thai nhưng nếu có hiện tượng dịch thể trong suốt chảy ra với một lượng quá nhiều thì mẹ cần suy nghĩ đến vấn đề đây là nước ối chứ không đơn thuần là dịch tiết âm đạo nữa. Trường hợp này y học gọi là vỡ màng thai sớm. Nguyên nhân này thường chiếm khoảng 2.7% - 17% các ca mang thai, sinh nở ở phụ nữ.

Vì sao khi mang bầu, “quần chip” của mẹ dễ ở tình trạng ẩm ướt?

Sau khi màng thai bị rách nứt, bị vỡ thì mẹ bầu có thể đột nhiên cảm thấy dịch thể từ âm đạo ồ ạt chảy ra không kiểm soát được. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu khiến màng thai bị vỡ sớm là do thai nhi không đủ dinh dưỡng (màng thai quá mỏng), hoặc mẹ bị viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, hoặc cũng có thể do áp lực của lượng nước ối trong bụng mẹ tăng cao, bên trong cổ tử cung bị lõng lẻo, thậm chí còn có thể do thai nhi nằm sai vị trí gây ra.

Vỡ màng thai sớm nếu xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ sẽ dễ khiến mẹ bị sảy thai, sinh non hoặc thai nhi chết trong tử cung. Không những vậy, cho dù hiện tượng này xảy ra sau tuần thai 37 thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây trở ngại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Do đó, tuy đa sớm vỡ màng thai sớm rất khó tìm được nguyên nhân cụ thể nhưng mẹ bầu vẫn cần chú trọng vệ sinh trong thai kỳ, tuân thủ các kỳ kiểm tra, siêu âm để sớm phát hiện vấn đề, kịp thời xử lý để tránh màng thai bị vỡ sớm.

Mất kiểm soát đường tiểu

Vì sao khi mang bầu, “quần chip” của mẹ dễ ở tình trạng ẩm ướt?

Đây là cách gọi khác của hiện tượng “đi tiểu không tự chủ” ở thai phụ. Theo thống kê, có khoảng 40% - 60% bà bầu đều từng trải qua tình trạng này, trong đó có đến 80% - 90% các mẹ phải sau khi sinh mới hồi phục khả năng tiểu tiện bình thường.

Đường tiểu bẩm sinh của nữ giới thường dài khoảng 3cm – 5cm, do trong thời gian mang thai, tử cung lớn dần gây chèn ép lên bàng quang, dễ làm cho các cơ và dây chằng “chống đỡ” các cơ quan khi vực xương chậu (đặc biệt là đường tiểu và cổ bàng quang) bị nhão đi, từ đó làm thay đổi vị trí bình thường của bàng quang, đường tiểu.

Chỉ cần mẹ có động tác dùng sức ở vùng bụng như ho, cười lớn, khom lưng v.v… đều có thể tạo áp lực lên bàng quang mà xuất hiện tình trạng đi tiểu mất kiểm soát. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến quần chip của mẹ bầu thường xuyên bị ẩm ướt.

Do nhiều dịch tiết “tồn đọng” ở quần chip nên mẹ bầu càng phải chú ý vệ sinh vùng kín

Ngoài việc cảnh giác các thay đổi bất thường ở vùng kín thì trong tình trạng thông thường, mẹ cũng cần chú ý việc giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày.

mang bầu

- Sử dụng nội y với chất liệu từ bông để tạo cảm giác thông thoáng, thấm hút tốt. Mẹ nên thường xuyên giặt giũ và thay quần chip để giữ môi trường âm đạo sạch sẽ, khô ráo. Chú ý nội y không nên giặt chung với các loại quần áp khác để tránh lây nhiễm chéo, tốt nhất là phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời để tăng hiệu quả diệt khuẩn.

- Thực hiện tốt thói quen cọ rửa sạch sẽ bên ngoài âm đạo sau khi tiêu tiểu nhưng tuyệt đối không dùng vòi nước “bắn” trực tiếp vào trong âm đạo gây tổn thương.

- Không sử dụng các chất tẩy rửa quá mức khi tắm rửa, vệ sinh âm đạo, tránh can thiệp môi trường tự nhiên ở vùng kín dẫn đến mất cân bằng các nhóm khuẩn mà sinh viêm nhiễm, bệnh tật.

Thiên Khuê

Nguồn: Erbohui, Sina

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thượng Đế ban tặng cho 12 chòm sao khả năng vượt trội gì?