Trẻ sơ sinh cũng cần vận động

2016-05-22 11:10
- Nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và không thích hợp có sự tập luyện cơ thể. Thực tế, cho trẻ vận động khoa học có thể tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Đa số thời gian của trẻ sơ sinh chỉ là bú mớm và ngủ, đây cũng là quy luật phát triển tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ cho trẻ, bạn cũng cần giúp trẻ có sự vận động cơ thể thích hợp, tạo điều kiện tốt cho sự trưởng thành và phát triển khỏe mạnh của trẻ.
1. Vận động tay: Tăng cường sức cầm nắm
Thúc đẩy sự linh hoạt của các ngón tay trẻ sơ sinh là cách hữu hiệu giúp nâng cao cơ năng lớp vỏ hai bán cầu não. Tuy ở trẻ sơ sinh, bàn tay vẫn chưa hoàn toàn có thể mở linh hoạt nhưng bố mẹ vẫn cần có ý thức chủ động phát triển năng lực hoạt động của đôi bàn tay bé xíu này.
Để có thể bắt đầu rèn luyện năng lực hoạt động tay cho bé sơ sinh, ngay từ lúc con chào đời, bạn nên thường xuyên vuốt ve, mát xa lòng bàn tay bé, giúp bé dần dần có thể nắm lấy ngón tay của bạn, vừa tăng sự tiếp xúc thân mật và đem đến cho bé cảm giác gần gũi an toàn, vừa giúp bé nâng cao sự linh hoạt của tay.
Trong quá trình rèn sức tay cho trẻ, đầu tiên bạn có thể chọn những món đồ chơi phù hợp, an toàn và cho chúng chạm vào bàn tay nhỏ của trẻ, giúp trẻ cảm nhận được các loại vật thể khác nhau. Đợi khi tay bé bắt đầu duỗi ra, hãy đặt đồ chơi vào lòng bàn tay trẻ.
Lúc cho bé bú, mẹ có thể cầm tay bé đặt lên ngực mình hoặc có thể hướng tay bé sờ vào khuôn mặt hay cánh tay mẹ, vừa tăng sự giao tiếp tình cảm mẹ con, vừa giúp bé sử dụng tay linh hoạt hơn.
Trẻ sơ sinh cũng cần vận động
2. Vận động đầu: Mở rộng tầm nhìn
Vận động đầu là bài học quan trọng cần thiết trong quá trình rèn cho trẻ vận động, nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Tập cho trẻ ngẩng đầu không những có thể rèn luyện các cơ ở lưng, cổ mà còn thúc đẩy trẻ sớm phát triển thị lực, tầm nhìn được nâng cao hoàn thiện hơn. Nhiều người cho rằng phần đầu, cổ của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện thì không thể cho trẻ sử dụng đầu quá sớm, kỳ thực khi bạn có phương pháp giúp trẻ vận động đầu thích hợp sẽ không lo ngại ảnh hưởng xấu mà còn có tác dụng giúp trẻ phát triển vượt trội hơn.
Bạn bế bé ở tư thế thẳng đứng và cho trẻ ngẩng đầu. Sau khi cho bé bú xong, bạn có thể ôm bé vào lòng sao cho phần đầu của bé tựa vào vai, sau đó nhẹ nhàng đỡ đầu của bé thẳng đứng một cách tự nhiên, giúp rèn luyện mức độ phát triển của sức cơ ở cổ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện động tác này, tốt nhất bạn hãy vỗ nhè nhẹ vào lưng bé một lúc để hạn chế tình trạng bé bị ọc sữa khi mới bú no. Mỗi ngày thực hiện 4 - 5 lần có thể thúc đẩy khả năng sử dụng đầu linh hoạt ở trẻ.
Trẻ sơ sinh cũng cần vận động
Giữa hai cữ sữa mỗi ngày, bạn cũng có thể cho bé nằm sấp một lúc, chú ý giường bé nằm nên cứng một chút, dùng đồ chơi đặt một bên để thu hút bé ngẩng đầu lên. Cách làm này có thể tiến hành ngay sau 10 ngày bé mới sinh nhưng chú ý thời gian không nên quá dài để tránh khiến bé bị mệt.
Khi bé đã đầy tháng, bạn có thể bế bé ngồi trên một cánh tay của mình, sao cho phần đầu và lưng bé tựa vào ngực bạn. Tiếp theo dùng tay kia đỡ ngực của bé khiến bé hơi hướng về không gian phía trước, thu hút bé quan sát mọi thứ mới mẻ xung quanh. Phương pháp này không những rèn luyện năng lực kiểm soát phần đầu, cổ của bé mà còn kích thích hứng thú bé khám phá thế giới.
3. Vận động toàn thân: Tăng động tác lật người
Lật người là động tác vận động đầu tiên mà trẻ sơ sinh nên học. Bạn có thể dùng những đồ chơi có âm thanh đặt hai bên đầu để thu hút bé. Mỗi ngày thực hiện vài lần có thể thúc đẩy phát triển độ linh hoạt và khả năng phối hợp của các cơ phần đầu, cổ, vai v.v… chuẩn bị cho tốt cho bài học lật người sau đó.
Bạn có thể dùng một tay cầm lấy tay bé, tay kia cầm lấy chân cùng bên và gác lên chân còn lại của bé, hỗ trợ bé nhìn về một hướng và bắt đầu tập lật người, lặp đi lặp lại cả hai bên giúp trẻ sớm cảm giác được sự thay đổi của vị trí cơ thể.
Khi trẻ lớn hơn và đã khá thành thục động tác lật người, bạn có thể đặt đồ chơi mà trẻ yêu thích bên cạnh, không ngừng kích thích trẻ cầm nắm lấy, rèn cho trẻ lấy đồ chơi cả bên thuận lẫn bên nghịch so với tư thế nằm.
Chú ý trong quá trình rèn cho trẻ lật người, nếu phát hiện trẻ chưa có được ý thức về phương hướng thì không nên ép trẻ phải tập lật để tránh làm tổn thương cột sống và xương đầu còn non yếu của trẻ.
Nguyệt Quế

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hướng dẫn bạn cách bỏ theo dõi người lạ, fanpage hàng loạt trên Facebook