Tìm hiểu về nhau cài răng lược – biến chứng sản khoa nguy hiểm với mẹ bầu

Việt Hà 2015-08-21 11:59
- Nhau cài răng lược là biến chứng sản khoa nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Nhau cài răng lược rất hiếm gặp, nhưng gần đây có xu hướng tăng cao.

Nhau cài răng lược là biến chứng sản khoa nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Nhau cài răng lược rất hiếm gặp, nhưng gần đây có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm, sức khỏe của cả mẹ và bé gần như không bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu nhau cài răng lược là gì và tại sao phải đề phòng biến chứng nguy hiểm này.

Nhau cài răng lược là gì?

Tìm hiểu về nhau cài răng lược – biến chứng sản khoa nguy hiểm với mẹ bầu

Nhau cài răng lược là hiện tượng nhau thai bám quá chặt vào thành tử cung. Thông thường, nhau bám vào thành tử cung trong quá trình mang thai, nhưng khi sinh nở, nhau sẽ tróc ra tự nhiên khi em bé chào đời. Nhau cài răng lược xảy ra khi toàn bộ hoặc một phần bánh nhau bám bất thường hoặc xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung. Hiện tượng này sẽ gây ra chảy máu trong thai kì thứ ba và có thể gây băng huyết sau sinh. Gai nhau bám vào đến lớp cơ tử cung được gọi là "placenta increta", nếu gai nhau xuyên qua hết lớp cơ tử cung, đến thanh mạc và có khả năng xâm lấn các tổ chức lân cận như trực tràng, bàng quang… thì gọi là "placenta percreta".

Ai có nguy cơ bị nhau cài răng lược?

Những phụ nữ đã từng sinh con bằng phương pháp đẻ mổ lấy thai có nguy cơ mắc nhau cài răng lược cao hơn những phụ nữ sinh thường do có vết sẹo mổ ở thành tử cung. Trước đây, tỷ lệ mắc nhau cài răng lược là 1/4027 ca sinh nở, nhưng với tình trạng sinh mổ phổ biến như hiện nay, nhau cài răng lược có nguy cơ trở nên phổ biến hơn với tỷ lệ là 1/533 ca sinh nở. Như vậy, mổ đẻ làm tăng nguy cơ mắc nhau cài răng lược.

Tìm hiểu về nhau cài răng lược – biến chứng sản khoa nguy hiểm với mẹ bầu

Bên cạnh mổ đẻ, rau tiền đạo cũng là nguyên nhân gây nên nhau cài răng lược.

Một số yếu tố khác cũng được coi là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc rau cài răng lược như rau tiền đạo (bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung hoặc tràn vào lỗ cổ tử cung thay vì bám vào đáy tử cung như bình thường), sinh con ngoài 35 tuổi, mẹ bầu mắc các bệnh như u xơ tử cung.

Mẹ bầu cần chú ý những gì?

Nếu bị chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần đi khám ngay lập tức. Nhau cài răng lược có thể được chẩn đoán sớm thông qua siêu âm. Bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI để khẳng định chẩn đoán trong trường hợp không xác định được nhau cài răng lược qua siêu âm.

Cách xử lý nhau cài răng lược?

Nếu được chẩn đoán mắc nhau cài răng lược, bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất để bạn sinh con an toàn. Bạn có thể sẽ được mổ lấy thai sớm – khoảng 34 tuần. Đây là thời điểm bác sỹ có thể kiểm soát hiện tượng chảy máu thai kỳ. Nếu tình trạng nặng, bạn có thể phải cắt bỏ tử cung sau khi mổ lấy thai. Dù biện pháp này tước bỏ cơ hội có thai lần sau, nhưng đây lại là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Việt HàDịch từ WTE
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ca sĩ nào được khán giả đánh giá cao nhất trong đường đua tạo hit MV của Vbiz