Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

2016-04-29 17:00
- Phán đoán bé bị đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chăm sóc và có biện pháp cải thiện khoa học cho bé.

Bạn cảm thấy lo lắng khi bé nhà mình ra nhiều mồ hôi? Đây cũng là vấn đề thường gặp ở trẻ, đòi hỏi bố mẹ cần có kiến thức nhất định để phân biệt bé bị mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý, có biện pháp cải thiện phù hợp.

Trẻ đổ nhiều mồ hôi có phải là bệnh? Làm sao để phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý?

Thực tế, rất khó để phán đoán trẻ có phải mắc bệnh gì đó hay không chỉ từ tình trạng “đổ nhiều mồ hôi” ở trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện trong bảng sau đây để phân biệt trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý.

Biểu hiện mồ hôi ở trẻ

Mồ hôi trộm sinh lý

Mồ hôi trộm bệnh lý

Thân nhiệt cao và đổ nhiều mồ hôi

x

 

Đổ nhiều mồ hôi khi chơi đùa, chạy nhảy

x

 

Đổ mồ hôi nhiều khi trẻ mặc quần áo hay đắp chăn nhiều, dày

x

 

Đổ nhiều mồ hôi sau khi uống thuốc hạ sốt

 

x

Đổ nhiều mồ hôi trong 1 – 2 giờ sau khi ngủ

x

 

Đổ nhiều mồ hôi ngay cả sau hơn 2 giờ ngủ

 

x

Trước khi ngủ trở nên quá hưng phấn hoặc sợ hãi

x

 

Khi ngủ dễ trở mình hoặc khóc quấy

 

x

Tinh thần có biểu hiện khác thường sau buổi sáng thức dậy

x

 

Tứ chi lạnh sau khi thức dậy

 

x

Chiều cao, thể trọng phù hợp tiêu chuẩn

x

 

Chiều cao, thể trọng thấp hơn so với tiêu chuẩn

 

x

 

Nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý

Mồ hôi trộm sinh lý

Thật ra, đa số các bé đổ mồ hôi trộm đều mang tính sinh lý và không cần có biện pháp điều trị đặc thù. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngoại trừ nhiệt độ thời tiết quá cao, bé mặc quần áo nhiều hoặc chăn đắp quá dày v.v… còn có thể do các nguyên nhân liên quan đến cơ thể bé:

- Lượng nước tích trữ trong cơ thể trẻ nhiều: Da của trẻ nhìn vào thường có cảm giác non nớt mềm mại và giống như “tích nước”, điều này đúng thật là vậy. Do ở bé mới sinh, lượng nước tích trong cơ thể cao hơn 85%, trong khi ở người trưởng thành chỉ khoảng 60%. Thành phần nước này tự nhiên sẽ dễ thải ra bằng cách đổ mồ hôi nhiều. Đây thực tế cũng là quy luật tự nhiên.

- Thần kinh “ức chế mồ hôi” chưa phát triển: Cơ thể con người có thể thông qua việc đồ mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể, tuy nhiên do thần kinh thực vật ức chế bài tiết mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khiến cho khả năng tự điều tiết thân nhiệt chưa tốt, cũng dễ xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

- Sự trao đổi chất ở trẻ mạnh mẽ: Trẻ đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh, sự trao đổi chất cũng trở nên mạnh mẽ hơn trong lúc trẻ ngủ hay ở trạng thái yên tĩnh. Thêm vào trẻ hiếu động, vận động nhiều, cơ thể tích lũy nhiệt lượng lớn cũng khiến trẻ đổ mồ hôi sinh lý.

Mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm bệnh lý

Ngoại trừ tình trạng mồ hôi đổ nhiều ra, trẻ thường kèm theo các biểu hiện bất thường khác như ngủ không yên giấc, cơ thể phát triển chậm. Trong đó, một số bệnh thường thấy như:

- Bệnh Rickets: Chủ yếu do thiếu vitamin D, ngoài đổ mồ hôi nhiều, trẻ còn thường khóc đêm dữ dội, thóp to, hói đầu, bị tình trạng “ức gà”, chân vòng kiềng v.v…

- Đường trong máu thấp: Có trẻ đồng thời đổ mồ hôi nhiều còn xuất hiện thêm triệu chứng như sắc mặt trắng nhợt, tứ chi lạnh v.v… Đây có thể là tín hiệu trẻ bị đường trong máu thấp.

- Đổ mồ hôi sau khi uống thuốc: Nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều, thường thấy nhất là thuốc hạ sốt. Tuy nhiên trường hợp này là do bệnh lý khác, còn việc đổ mồ hôi do thuốc sẽ tự nhiên khỏi khi thuốc hết tác dụng hoặc ngưng thuốc.

- Cơ thể suy nhược: Dinh dưỡng không đủ, thiếu máu, viêm nhiễm đường ruột v.v… đều có thể khiến trẻ đồ nhiều mồ hôi, kèm theo các biểu hiện khác như tinh thần kém, sắc mặt nhợt nhạt, uể oải và không có sức sống, mất cảm giác thèm ăn v.v…

Chăm sóc đúng cách khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Trường hợp trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý là bình thường, tuy nhiên lượng nước cơ thể sẽ thoát ra nhiều, có thể khiến trẻ bị mất nước, hoặc nếu bạn không giữ vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách gây ẩm ướt có thể khiến trẻ dễ bị cảm. Vì vậy, dù không phải bệnh, nhưng bạn cũng cần có công tác chăm sóc trẻ khoa học.

Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

- Kiểm soát nhiệt độ trong phòng: Đối với trẻ, 26oC là nhiệt độ dễ chịu nhất, bạn nên cố gắng giữ nhiệt độ trong phòng ở mức này để hạn chế tình trạng trẻ bị đổ nhiều mồ hôi.

- Quần áo, chăn của trẻ cần có mức độ: Sự trao đổi chất ở cơ thể trẻ mạnh mẽ hơn người lớn, do đó, trong tình huống bình thường thì quần áo mặc cho bé nên thông thoáng hơn, cả chăn màn cũng không nên quá bức bí.

- Lau khô ráo cho trẻ sau khi đổ mồ hôi: Để tránh mồ hôi thẩm thấu qua quần áo và xâm nhập vào cơ thể trẻ dễ gây cảm mạo, bạn cần chú ý tình trạng đổ mồ hôi của trẻ để kịp thời lau khô. Tuy nhiên cần chú ý, khi đổ mồ hôi, lỗ chân lông sẽ giãn nở, không nên đột ngột cho trẻ vào phòng máy lạnh hay bật quạt gió vì dễ gây phản ứng kích thích, mạch máu lỗ chân lông co lại gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

- Kịp thời bổ sung nước: Bình thường cũng nên cho trẻ uống đủ nước, nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều càng phải chú ý không để trẻ mất nước, thành phần muối và các nguyên tố vi lượng vì dễ khiến trẻ mất chất điện giải.

Đối với trẻ đổ mồ hôi trộm bệnh lý, tốt nhất bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra bệnh trạng, tìm ra đúng nguyên nhân gây đổ mồ hôi ở trẻ và có biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyệt Quế

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thực hiện 3 bài tập này sau 2 tuần chân cột đình sẽ thon gọn ngay