Những triệu chứng lạ mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ

2017-02-05 18:00
- Những triệu chứng lạ mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ để kịp thời khắc phục, tránh gây hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Triệu chứng chảy máu chân răng 

Nướu của mẹ bầu cũng có nguy cơ sưng lên khi  mang thai. Sự thay đổi của progesterone và estrogen làm lưu lượng máu tăng cao, hệ quả là nướu bị sưng. Vì vậy, khi đánh răng, mẹ bầu rất dễ bị chảy máu chân răng. Nếu khi không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, máu vẫn xuất hiện ở chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Hiện tượng này đôi khi còn liên quan đến chuyện sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bà bầu nhớ đi nha khoa 2 lần trong 9 tháng mang thai. 

thai kỳ

Những triệu chứng lạ mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé 

Chảy máu âm đạo là triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý 

Nếu mẹ bầu bị chảy máu âm đạo kèm triệu chứng đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh nhưng lại cấy ở nơi khác ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu. 

Chảy máu âm đạo kèm chuột rút trong 4 tháng đầu thai kỳ cũng là dấu hiệu báo có thể bạn sẽ bị sảy thai. Tuy nhiên, triệu chứng này xuất hiện cuối thai kỳ có thể là hiện tượng bong nhau non – xảy ra khi nhau thai tách ra từ nội mạc tử cung. 

Các mẹ cần ghi nhớ, chảy máu trong thai kỳ là vô cùng nguy hiểm. Hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.     

Táo bón 

Sự gia tăng progesterone làm chậm thời gian vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột, dẫn đến táo bón. Đồng thời, vitamin bà bầu uống trong lúc mang thai làm cơ thể tích nước, khiến việc “đi nặng” trở nên khó khăn hơn. Để cải thiện tình hình này, mẹ bầu nên uống nhiều nước, bổ sung thêm rau quả, sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày. Đặc biệt, tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc kích thích nhu động ruột, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của mẹ bầu. 

Thai nhi ngừng chuyển động 

Nếu em bé ít đạp hơn ngày thường trong 1 buổi sáng hoặc chiều và sau đó lại hoạt động bình thường thì không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu thai nhi ngừng đạp thì bạn cần đặc biệt lưu tâm. Lúc này, chị em nên nằm yên trên giường để đếm nhịp chuyển động của thai. Mẹ bầu cũng có thể uống một ly nước lạnh để kích thích bé chuyển động. Nguyên tắc chung là thai nhi phải đạp ít nhất 10 lần trong 2 giờ liền thì mới an toàn. 

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn không biết cách theo dõi chuyển động của thai nhi hoặc không thấy bé chuyển động. 

(Theo Sức khỏe và đời sống)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đừng vội vàng rời xa những người mà em thực lòng yêu thương