Những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ khi bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật

2015-05-16 12:47
- Giai đoạn 5-6 tháng có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất trong ăn dặm kiểu Nhật bởi đây được coi là bước đệm đầu đời của bé trong hành trình khám phá thức ăn.

Giai đoạn 5-6 tháng có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất trong ăn dặm kiểu Nhật bởi đây được coi là bước đệm đầu đời của bé trong hành trình khám phá thức ăn. Bé có hình thành được thói quen tốt trong ăn uống hay không cũng được quyết định phần nào bởi những bài học nho nhỏ trong giai đoạn này. Mẹ hãy lưu ý đến những điểm quan trọng sau nhé!

Số bữa: 1-2 bữa/ ngày

Giai đoạn này bé mới tập làm quen với thức ăn và nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ, nên mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 - 2 bữa mỗi ngày là được.

Kỹ năng và bản năng của trẻ

Lưỡi của trẻ có phản xạ đưa và đẩy thức ăn từ đằng trước ra đằng sau và bé biết nuốt.

Đối với thức ăn ở dạng lỏng, hơi sánh. Khi đưa vào mồm trẻ, trẻ sẽ có phản ứng ngậm mồm lại và nuốt.

Nửa đầu giai đoạn, trẻ ăn 1 bữa/ ngày. Nửa sau giai đoạn tăng 2 bữa/ ngày.

Những chú ý trong Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 5-6 tháng

Hình thái thức ăn

Vì trẻ chỉ nuốt chửng nên thức ăn phải lỏng, không lợn cợn cho trẻ dễ nuốt. Nửa đầu giai đoạn thức ăn loãng và sánh hơn sữa một chút, nửa sau thức ăn vẫn mịn nhưng hơi đặc lại như sữa chua.

Nhóm tinh bột: Gạo, mỳ, khoai lang, khoai tây

Cháo trắng 1:10 được nghiền mịn hoặc rây mịn, sau đó làm loãng bằng nước hoặc nước dashi ở dạng trẻ dễ tiếp nhận nhất, tùy vào mỗi trẻ.

Bắt đầu từ 1 thìa 15ml, ngày 1 bữa và những ngày sau khi trẻ đã quen thì răng dần lượng lên.

Nhóm đạm: chọn một trong số những loại ở dưới. Lượng đạm chi dưới đây tương ứng với 1 bữa:

Bắt đầu cho trẻ làm quen với 1 thìa 15ml cá (thành phẩm), khi trẻ đã quen thì tăng dần lượng lên.

Cách chế biến: luộc miếng cá (5g) miết vào bàn mài đinh cho cá tơi ra như ruốc, cho chút nước dashi hoặc nước luộc cá vào (15-30ml); hòa chút xíu bột năng với nước theo tỷ lệ 1 bột 2 nước. Đun sôi hỗn hợp cá lên, đổ từ từ bột năng vào quấy từ từ cho hỗn hợp sánh lại. Lưu ý độ loãng chỉ như sữa chua chứ không được đặc và quánh.

Đậu phụ

Bắt đầu cho trẻ làm quen với 1 thìa 15ml cá (thành phẩm), khi trẻ đã quen thì tăng dần lượng lên.

Cách chế biến: Dùng thìa đánh tan đậu phụ (10-15g), cho chút xíu nước hoặc nước dashi. Hòa chút xíu bột năng với nước theo tỷ lệ 1 bột 2 nước. Đun sôi hỗn hợp cá lên, đổ từ từ bột năng vào quấy từ từ cho hỗn hợp sánh lại. Yêu cầu độ sánh như sữa chua là phù hợp với bé.

Sữa chua, phô mai, váng sữa

Với các thực phẩm này, mẹ cũng tập dần một lượng nhỏ cho bé ăn. Khi bé đã quen thì tăng dần lượng lên.

Trứng

Luộc chín trứng bóc tách lấy lòng đỏ. Tập cho trẻ ăn từ 15 ml (thành phẩm).

Cách chế biến: Luộc chín trứng, lấy 1/3-1/2 lòng đỏ miết hoặc rây mịn trứng. Hòa trứng với chút nước dashi hoặc nước củ quả thành hỗn hợp sền sệt với độ loãng hơn sữa chua một chút. Trứng nên để ở giai đoạn nửa sau mới cho bé ăn (khoảng 6 tháng) và tập dần ít một để thử phản ứng.

Thịt

Giai đoạn này chưa cho bé ăn các loại thịt.

Vitamin và khoáng chất

Cho trẻ làm quen với các loại rau củ, bắt đầu từ 15ml sau tăng dần lượng lên.

Cách chế biến: Củ quả luộc nhừ, rây mịn và làm loãng nếu thấy cần thiết. Mẹ có thể làm loãng với nước dashi hoặc chính nước rau luộc. Nửa sau giai đoạn vẫn nghiền nhuyễn nhưng bớt nước đi cho củ quả quyện lại một chút.

Xem thêm

Món ngon cho bé

Việt Hà (Tổng hợp)
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Con gái sẽ làm gì khi ở một mình?