Những lầm tưởng cực "ngớ ngẩn" các mẹ bầu hay mắc phải

2016-05-15 06:00
- Thai nhi càng nhỏ càng dễ sinh hay sinh mổ sẽ không đau? Đây là một số trong rất nhiều những lầm tưởng mà mẹ bầu vẫn hằng tin, trong khi thực tế không phải như vậy.

Kiến thức trước, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh luôn được mẹ quan tâm hết mực, tuy nhiên rất nhiều quan niệm đã ăn sâu trong tiềm thức, dễ khiến mẹ có những suy nghĩ và hành động thiếu khoa học, ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.

 

Những lầm tưởng mà mẹ bầu vẫn hằng tin
Lầm tưởng 1: Thai nhi càng nhỏ càng dễ sinh
Nhiều người cứ nghĩ thai nhi nhỏ sẽ giúp mẹ dễ sinh và ít “khổ sở” hơn trong kỳ vượt cạn, cũng vì vậy nhiều người chủ động khống chế cân nặng một cách nghiêm ngặt trong thời gian mang thai. Kết quả khi được chẩn đoán thai nhi bị hạn chế ở mặt sinh trưởng và phát triển mới vội vàng yêu cầu bệnh viện truyền dịch và bổ sung dinh dưỡng cấp tốc.
Thực tế: Có 4 nhân tố quyết định đến sự thuận lợi của quá trình sinh nở, bao gồm sức của người mẹ khi rặn sinh, đường sinh nở, kích thước thai nhi và tinh thần lẫn tâm lý của sản phụ. Ngoài ra, các yếu tố có thể ảnh hưởng khác là vị trí thai nhi, độ lớn nhỏ khung chậu, sức co thắt tử cung và các cơ bụng của người mẹ. Có thể nói, việc sinh nở có thuận lợi hay không thật ra không liên quan nhiều đến việc thai nhi lớn hay nhỏ. Do đó, nếu thể trọng ở phạm vi bình thường thì thai nhi dù nhỏ một chút so với các bé khác cũng có thể góp phần thuận lợi khi sinh, nhưng tuyệt đối không nên để cân nặng bị hạn chế quá mức.
Lầm tưởng 2: Em bé càng lớn thì càng khỏe mạnh
Ngược lại với quan niệm trên, nhiều người lại quan trọng sức khỏe của em bé và nghĩ rằng nếu thai nhi càng lớn ngay từ trong bụng mẹ thì sẽ càng khỏe mạnh sau này. Từ đó, mẹ ra sức bồi bổ quá mức cần thiết trong thai kỳ, việc này đúng là có thể khiến thai nhi phát triển to hơn so với các bé khác nhưng vấn đề là thể trọng lớn không có nghĩa là bé sẽ có thể chất ưu việt.
Thực tế: Hiện nay tình trạng thai nhi to bất thường do dinh dưỡng quá mức ngày càng phổ biến. Khi thể trọng thai nhi đạt đến hoặc vượt quá 4kg thì được xếp vào nhóm “thai nhi to bất thường”. Tình trạng này ảnh hưởng bất lợi cho cả mẹ và bé vì dễ khiến mẹ khó sinh, xuất huyết sau sinh và tăng khả năng phải sinh mổ; lại dễ khiến thai nhi bị gãy xương, đường huyết dị thường, tăng thêm nhiều nguy cơ nguy hiểm cho bé.

Những lầm tưởng mà mẹ bầu vẫn hằng tin

 

Lầm tưởng 3: Thai nhi ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt
Có người khi thai nhi đến tuần thứ 42 mà vẫn chưa có “động tĩnh” lại tỏ ra bình thường, không chịu đi bác sĩ vì cho rằng đây là tự nhiên nhất, thai nhi được ở trong bụng mẹ càng lâu thì sẽ càng tốt.
Thực tế: Thai kỳ đủ tháng là khoảng từ 37 đến 42 tuần, chỉ cần thai nhi đủ tháng thì cơ bản sau khi sinh đều có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu đạt hay vượt quá 42 tuần thai nghĩ là đã quá thời gian sinh nở, dễ dẫn đến nhiều ảnh hưởng bất lợi như chức năng khung chậu suy giảm, thiếu nước ối, viêm nhiễm thai hoặc các trở ngại cho sự sinh trưởng của thai nhi, em bé sinh ra dễ ngạt thở v.v…
Trong tình trạng cần kết thúc thai kỳ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được chỉ định sinh mổ hoặc kích thích sinh cho phù hợp với tình trạng của em bé.
Lầm tưởng 4: Sinh mổ không đau bằng sinh thường
Ám ảnh bởi sự đau đớn khi sinh thường nên nhiều người một mực yêu cầu được sinh mổ để rồi sau đó than thở rằng: “Biết sinh mổ cũng đau thế thì thà sinh thường cho rồi”.
Thực tế: Khi sinh mổ, bạn sẽ được gây tê hoặc gây mê nên thực tế quá trình sinh không hề đau đớn, tuy nhiên khi thuốc tê đã hết tác dụng, bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau sau sinh. Ngoài ra, độ nhạy cảm của thuốc tê ở mỗi người khác nhau, có vài người đã dùng thuốc gây tê nhưng vẫn cảm giác đau đớn. Vì vậy, nếu bác sĩ chỉ định bạn hoàn toàn có đủ sức khỏe để sinh thường thì không nên chọn sinh mổ.

Những lầm tưởng cực 'ngớ ngẩn' các mẹ bầu hay mắc phải

 

Lầm tưởng 5: Sinh càng nhanh càng tốt
Ai cũng hy vọng quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, tuy nhiên vì tâm lý này mà không ít người không chịu nghe theo chỉ định của bác sĩ. Khi cổ tử cung còn chưa mở, bác sĩ sẽ dặn dò sản phụ không nên quá dung sức nhưng nhiều người cứ rang “rặn” để mong em bé mau “chui ra”.
Thực tế: Sinh thường luôn có cả quá trình tuần tự và diễn ra dần dần. Đường sinh nở, cổ tử cung, âm đạo của cơ thể mẹ đều dần trở nên “mềm” hơn giúp em bé chuẩn bị ra đời. Trong khi đó, thai nhi cũng từ từ biến chuyển, ngẩng đầu, thay đổi vị trí để chào đón cuộc sống mới. Vì vậy, quá trình sinh thường nếu diễn ra quá chậm hay quá nhanh đều có hại cho mẹ và bé.
Khi quá trình sinh nở quá nhanh, mẹ dễ bị rách cổ tử cung, âm đạo, thuyên tắc nước ối, xuất huyết nhiều sau sinh và nhiều nguy cơ viêm nhiễm. Em bé sinh ra dễ bị thiếu máu, thiếu oxi, tổn hại các mạch máu nhỏ dưới da bé, gây hiện tượng tím tái, thậm chí nghiêm trọng hơn còn khiến bé tăng nguy cơ bị gãy xương, vỡ mạch máu não v.v…

Minh Thư

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

15 phút tập săn cơ buổi sáng