Nguy cơ và những lưu ý tối quan trọng cho bà bầu khi dùng smartphone

2016-06-06 14:00
- Các thiết bị thông minh bao gồm smartphone luôn phát ra các tia bức xạ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ai cũng biết bà bầu cần đề phòng nhiễm bức xạ vì tác hại khôn lường của nó. Tuy nhiên, hầu như các vật dụng sinh hoạt ngày nay thật khó tránh khỏi sự bức xạ. Vậy bà bầu có được dùng smartphone? Và làm sao để hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi của phương tiện liên lạc thông minh này?

Chuyện sử dụng smartphone khi bầu bí

1. Bà bầu có thể sử dụng smartphone hay không?

Thông thường mà nói, ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi, cũng là thời kỳ mà thai nhi dễ bị ảnh hưởng của bất cứ tác động nào. Do đó, để tránh nguy cơ cho bé, tốt nhất trong những tháng này, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa smartphone.

Khoa học chứng minh, bức xạ phát ra từ smartphone khi thực hiện cuộc gọi cao gấp 20 lần so với loại bức xạ sản sinh thông thường. Do vậy, người dùng, đặc biệt là bà bầu nên tránh để điện thoại quá sát với tai, như vậy có thể giảm thiểu lượng bức xạ đến 80% - 90%.

Tuy vậy, nếu bắt buộc mẹ bầu phải rời xa tuyệt đối với điện thoại thông minh thì rất bất tiện và không hợp lý, chỉ cần hạn chế tiếp xúc để giảm thiểu tác hại bức xạ là được.

2. Ảnh hưởng của smartphone đối với bà bầu và thai nhi

Hại mắt

Sử dụng điện thoại trong thời gian dài sẽ khiến thành phần nước trong giác mạc bị thất thoát nhanh hơn, xuất hiện tình trạng khô rát mắt, thậm chí là kích thích lớn gây đau nhức, chảy nước mắt, mờ mắt v.v… Theo thống kê, số thai phụ trong độ tuổi từ 27 đến 36 thuộc đối tượng rất dễ rơi vào tình trạng thị lực kém, nhìn vật xung quanh thấy nhỏ hơn bình thường hoặc hình ảnh xiêu vẹo. Do đó, nếu thêm vào việc sử dụng smartphone quá nhiều sẽ khiến tình hình tệ hơn, dễ tạo thành chứng “lao lực thị giác tính thần kinh”.

Thai nhi dị dạng và trí não kém

Bức xạ hấp thu vào cơ thể người trong thời gian dài sẽ tích tụ dần dần trong cơ thể, gây ảnh hưởng bất lợi cho cả bà bầu và thai nhi. Mẹ bầu dễ bệnh tật, sức khỏe kém, thai nhi phát dục không hoàn thiện, dẫn đến hậu quả thai nhi bị dị dạng. Ngoài ra, bức xạ còn khiến thần kinh trung khu bị tổn thương, khiến bé sinh ra dễ bị trí lực kém.

Nguy cơ và những lưu ý tối quan trọng cho bà bầu khi dùng smartphone

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Theo điều tra cho thấy, 60% thai phụ ngủ không ngon giấc, trong đó có 78% số người bị mất ngủ trong giai đoạn cuối thai kỳ. Vì vậy, về tổng thể thì bà bầu thường có chất lượng giấc ngủ không được lý tưởng, nếu sử dụng smartphone trước khi ngủ, các tia bức xạ làm rối loạn nội tiết, ức chế thần kinh, khiến cho mẹ bầu càng khó ngủ hơn và ngủ không sâu.

Không tốt cho da

Việc bầu bí có thể khiến làn da của mẹ thay đổi ở mức độ nhất định, các triệu chứng khô da, rạn nứt da dễ xuất hiện khi mang thai. Nếu thêm vào thói quen sử dụng smartphone sẽ khiến tình trạng nặng thêm, dẫn đến nhiều mụn nhọt, thâm nám hơn trên da.

3. Những lưu ý dành cho bà bầu khi sử dụng smartphone

Không để điện thoại sát đầu

Rất nhiều chị em có thói quen đặt báo thức bằng điện thoại và để nó ngay ở đầu giường ngủ. Thói quen này không những chỉ riêng đối với bà bầu, mà đối với bất cứ ai cũng đều gây ra tác hại không tốt. Bức xạ từ điện thoại có thể làm nhiễu giấc ngủ của bạn, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe não bộ và cả cơ thể.

Tránh treo điện thoại trước ngực

Có thể vì lý do tiện lợi, nhiều mẹ lại chọn cách treo điện thoại trước ngực vừa khỏi bị rơi rớt vừa dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên thói quen này sẽ gây hại nhất định đến hệ thống nội tiết và tim mạch. Trong trạng thái “chờ máy”, xung quanh điện thoại sẽ tồn tại bức xạ sóng điện từ, tuy tác hại không lớn bằng lúc thực hiện cuộc gọi nhưng treo điện thoại trước ngực thời gian dài sẽ khó tránh tổn thương cho sức khỏe cơ thể.

Khi không sử dụng nên cố gắng tắt nguồn điện thoại

Đối với mẹ bầu, nếu thật sự không cần sử dụng điện thoại cá nhân thường xuyên thì nên tắt nguồn để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bức xạ. Thực tế, nhiều người rất ít khi có nhu cầu phải dùng đến smartphone nhưng vẫn giữ thói quen “kè kè” điện thoại bên mình, nhất là trong thời gian mang thai.

Không nên thực hiện cuộc gọi quá lâu

Bức xạ phát ra khi thực hiện cuộc gọi là rất lớn, vì vậy mẹ bầu nên tránh nói chuyện điện thoại quá lâu để giảm bớt ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và cả thai nhi.

  

Nguyệt Quế

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những câu chuyện trải nghiệm thập tử có thật trên thế giới