Mẹ đừng “lo sốt vó” nếu bé sơ sinh có những biểu hiện này, sự thực là con vẫn hoàn toàn khỏe mạnh

Quỳnh Trang 2017-10-30 19:00
- Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, dù chỉ là bất thường nho nhỏ ở con cũng có thể khiến bạn rất lo lắng. Tuy nhiên, có những vấn đề ở trẻ sơ sinh thực ra không hề nguy hiểm và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

1. Tay, chân cong

Trước khi sinh, do không gian giới hạn của tử cung, bào thai phải nằm co, gập chân, nắm tay lại. Sau khi ra đời, tay chân của em bé thường cong làm nhiều bố mẹ lo lắng về sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, chân, tay bé sẽ bớt cong hơn và dần trở nên thẳng như tay, chân những người trưởng thành.

Những vấn đề của trẻ sơ sinh làm mẹ “lo sốt vó” nhưng thực chất là bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh

2. Giảm cân

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, trọng lượng cơ thể bé có thể giảm từ 6% xuống 9% 1 tuần sau khi sinh và đây là điều hết sức bình thường. Bé giảm cân lúc này là do bé được ăn uống ít hơn, phổi và da bé bị mất nước. Bé bắt đầu đi tiểu và đi ngoài phân su cũng khiến cân nặng sụt giảm đáng kể. 10 ngày sau khi ra đời, cân nặng của bé sẽ trở lại bằng lúc bé mới sinh.  

3. Hắt hơi

Trẻ sơ sinh thường rất dễ hắt hơi đôi khi là đang lúc chơi đùa hay ngủ bé cũng hắt hơi. Một số bố mẹ thấy vậy thường nghĩ con bị lạnh và nhanh chóng lấy quần áo, đắp chăn ấm cho con. Trên thực tế, hắt hơi không nhất thiết là do cảm lạnh gây ra.

Những vấn đề của trẻ sơ sinh làm mẹ “lo sốt vó” nhưng thực chất là bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh

Trẻ bị hắt hơi có thể do cấu trúc sinh lý đường thở của trẻ gây ra. Trẻ mới sinh có niêm mạc mũi tương đối mỏng, khoang mũi hẹp nên dễ bị kích ứng bởi nhiệt độ, độ ẩm dẫn đến hắt hơi.

4. Vùng kín của em bé bị chảy máu

Vùng kín bé gái khi mới sinh thường chảy ra một ít máu thường được gọi là kinh nguyệt non. Hiện tượng này là do trong bào thai, em bé nhận nội tiết thai kỳ từ người mẹ truyền sang.

Sau khi sinh, nồng độ nội tiết trong cơ thể trẻ giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung gây hiện tượng giống như hành kinh. Đây là hiện tượng cho thấy bé có tử cung và âm đạo bình thường và hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày.  

5. Nước tiểu hơi hồng

Trẻ sơ sinh trong vài ngày đầu tiên có nước tiểu màu hơi hồng, đục đó là do lượng acid uric cao trong nước tiểu. Đây là một hiện tượng bình thường, thường là 5 đến 6 ngày sẽ hết. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài quá 10 ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sỹ để kiểm tra.  

Những vấn đề của trẻ sơ sinh làm mẹ “lo sốt vó” nhưng thực chất là bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh

6. Tuyến vú bị sưng viêm

Trẻ em gái từ 5 đến 7 ngày tuổi thường có núm vú phồng lên to bằng hạt đậu, sờ rất mềm, thậm chí còn tiết ra một chất nhờn màu vàng như sữa non. Điều này là do ảnh hưởng nội tiết tố estrogen trong cơ thể người mẹ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và mẹ không nên can thiệp gì. Mẹ không nên bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ gây sưng, viêm.

7. Màu da thay đổi thường xuyên

Khi trẻ mới sinh, chức năng mạch máu ngoại vi chưa hoàn thiện nên màu da của bé thay đổi rất thường xuyên. Khi thời tiết lạnh, da của bé sẽ trở nên tím tái, khi khóc, da bé sẽ đỏ bừng. Đôi khi làn da của bé khi thức, ngủ đã khác nhau nhưng đây là điều hết sức bình thường.

8. Màu da vàng

Hầu hết các bé mới sinh có làn da màu hồng nhưng sau đó da bé bắt đầu chuyển sang màu vàng. Trẻ sinh từ 4-6 ngày có mức độ vàng da cao nhất tuy nhiên sau từ 7-10 ngày da của bé sẽ trở lại bình thường. Hiện tượng này còn được gọi là vàng da sinh lý và là một hiện tượng bình thường.

Những vấn đề của trẻ sơ sinh làm mẹ “lo sốt vó” nhưng thực chất là bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh

9. Dao động nhiệt độ cơ thể

Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh còn rất kém nên nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng giảm rất nhanh. Vì vậy nếu trẻ được mặc ít quần áo, cơ thể trẻ sẽ rất mát nhưng nếu trẻ được mặc nhiều quần áo, bé có thể bị sốt nhẹ tạm thời. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên để giữ mức nhiệt độ bình thường. Mẹ cũng nên đảm bảo phòng ở của bé luôn được thoáng khí và có mức nhiệt độ vừa phải.

10. Nhịp thở bất thường

Có thể nhiều mẹ sẽ để ý mà thấy rằng nhịp thở của trẻ thường rất nông và không được sâu như người lớn. Trong 2 tuần đầu sau khi sinh, tỷ lệ hô hấp của trẻ khoảng 40 nhịp/phút và 1 số trẻ có thể lên tới 80 nhịp/phút và đây là điều hết sức bình thường.

Điều này là do các cơ liên sườn của bé khá linh hoạt, họng hẹp, khí quản, phế nang nhỏ khiến bé có nhịp thở nông, yếu. Vì vậy mỗi nhịp thở của bé không đủ để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể khiến tần suất thở của bé phải nhanh hơn. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Quỳnh Trang/Theo Happytifyye

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bảng mắt 10 ô nhà Romand xinh xỉu luôn