MẸ BỎ TÚI NGAY 4 cách hữu hiệu này để GIẢM NGHẸT MŨI CHO TRẺ

Thiên Khuê 2019-04-09 11:05
- Trẻ bị nghẹt mũi là hiện tượng phổ biến và khiến trẻ rất khó chịu. Mẹ nên ghi nhớ 4 cách đơn giải này để giúp trẻ giảm bớt chứng nghẹt mũi an toàn và hiệu quả.

Mẹ nên ghi nhớ 4 nguyên tắc này để giảm cảm giác khó chịu khi trẻ bị nghẹt mũi

Chườm nóng

Một trong những cách giúp trẻ giảm nghẹt mũi chính là chườm nóng. Đặc biệt khi con nhà bạn bị nghẹt mũi nghiêm trọng, mẹ có thể dùng khăn lông nhúng nước nóng rồi vắt khô chườm lên mũi của trẻ.

Các niêm mạc mũi khi gặp nhiệt sẽ co lại, khoang mũi trở nên thông thoáng hơn, đồng thời phương pháp này còn giúp làm sạch các chất tiết ra trong khoang mũi trẻ.

Mẹ nên bỏ túi 4 cách hữu hiệu này để giảm nghẹt mũi cho trẻ

Phun sương dung dịch nước muối loãng

Sử dụng máy phun sương hỗ trợ để phun dung dịch nước mũi loãng vào bên trong khoang mũi của trẻ. Cách này giúp làm sạch mũi, giữ cho khoang mũi được thoáng và giảm vấn đề nghẹt mũi ở trẻ.

Bạn không nhất thiết phải phun trực tiếp vào mũi của trẻ, có thể đặt máy phun sương (còn gọi là máy tạo độ ẩm) ở trong phòng trẻ, bên trong cho dung dịch nước đun sôi để ấm có pha muối loãng, máy sẽ phun nước muối loãng vào không khí giúp trẻ hạn chế tình trạng bị nghẹt mũi, đồng thời cũng giữ độ ẩm thích hợp cho phòng.

Chú ý các dịch tiết trong mũi của trẻ

Khi trẻ bị cảm, sổ mũi, viêm v.v… thì dịch tiết trong khoang mũi thường sẽ nhiều hơn bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi. Mẹ nên dùng tăm bông khử trùng nhẹ nhàng làm sạch các chất này, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ nhưng nhớ thao tác phải cẩn thận để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

Mẹ nên bỏ túi 4 cách hữu hiệu này để giảm nghẹt mũi cho trẻ

Massage hỗ trợ

Các động tác massage cũng có tác dụng giảm nghẹt mũi cho trẻ. Mẹ có thể nhờ một người thân khác hỗ trợ ẵm đứng trẻ, sau đó mẹ dùng hai ngón trỏ nhẹ nhàng “vuốt nhẹ” dọc theo hai bên cánh mũi của trẻ.

Phương pháp này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, giảm nghẹt mũi nhưng nhớ khi dùng sức nên ở mức độ vừa phải, đủ để “làm nóng” vùng mũi của trẻ mà vẫn không gây đau hay tổn thương niêm mạc mũi bên trong.

Khi chăm trẻ, mẹ cần chú ý gì để phòng ngừa vấn đề nghẹt mũi?

Đầu tiên, mẹ cần chú ý vấn đề giữ ấm cho trẻ. Bởi vì khi cơ thể nhiễm lạnh, trẻ dễ bị cảm sốt và nghẹt mũi kèm theo. Tuy nhiên, giữ ấm ở đây phải phù hợp, không phải cứ mặc thật nhiều quần áo hay đắp chăn dày cho trẻ. Nếu lạm dụng quá mức và không đúng với thời tiết lẫn thể chất của trẻ, mẹ càng khiến trẻ dễ bị bệnh hơn và luôn cảm thấy bức bối, khó chịu.

Mẹ nên bỏ túi 4 cách hữu hiệu này để giảm nghẹt mũi cho trẻ

Khi trẻ không may bị cảm, mẹ cần sớm đưa trẻ đi thăm khám, điều trị, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng vì dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, bệnh kéo dài và khó trị dứt điểm. Đặc biệt, khi trẻ bị viêm mũi cấp tính thì hiện tượng nghẹt mũi càng nghiêm trọng, cần kịp thời có sự chỉ định của bác sĩ để khắc phục.

Hằng ngày, bố mẹ cũng nên dạy trẻ tập thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Trẻ con thường hay có động tác đưa tay ngoáy mũi, mẹ cần sớm phát hiện và dẫn dắt trẻ sửa đổi vì nó dễ gây viêm nhiễm cho mũi.

Phòng ốc của trẻ cần được giữ sạch sẽ, thông gió và giảm thiểu tối đa các khí độc hại có thể xâm nhập vào. Người lớn nếu hút thuốc cũng nên cân nhắc vấn đề cai thuốc hoặc ít nhất là không hút trong môi trường có con nhỏ.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 bài tập đơn giản trước khi đi ngủ giúp nàng "lười chảy thây" cũng có eo thon, chân dài