Mách mẹ bầu đối phó với các vấn đề về da ngày nắng

2016-07-12 15:32
- Khi mang thai, mẹ càng dễ bị nấm da, viêm da do côn trùng cắn v.v… Làm sao để đối phó với các vấn đề về da trong mùa hè oi bức?

Mùa hè nắng nóng, cộng thêm những thay đổi về cơ thể trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ mắc các vấn đề về da hơn. Đâu là nguyên nhân và các triệu chứng liên quan đến da? Và giải pháp nào để phòng tránh hữu hiệu cho mẹ?

Mẹ bầu đối phó với các vấn đề về da ngày nắng

Chống nắng

Mùa hè khi ra ngoài trời, điều đầu tiên bạn cần chú ý chính là công tác chống nắng, bảo vệ làn da trong thai kỳ. Do làn da của bà bầu đặc biệt nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi ánh nắng hơn khi bình thường. Rất nhiều bà bầu không quan tâm chăm sóc da trong mùa nắng, vì vậy mà luôn rơi vào tình trạng các vết nám thai kỳ lưu lại trên da rất nhiều. Do đó, ngoài những lúc tắm nắng vào sáng sớm thì khi ra ngoài dưới ánh mặt trời chói chang, bạn nên đội nón, che dù, mặc quần áo dài tay và tốt nhất là thoa thêm kem chống nắng không chứa chì, nhưng nhớ sau khi trở về nhà cần nhanh chóng tẩy sạch đi.

Phòng ngừa bệnh viêm da do kích thích của ánh nắng

Do ánh nắng mặt trời trong mùa hè đặc biệt gay gắt, thêm vào những thay đổi hormone trong cơ thể thai phụ nên làn da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, da dễ xuất hiện tình trạng bị viêm với các biểu hiện như ửng đỏ, sưng phồng, thậm chí là nổi mụn nước.

Để phòng ngừa bệnh viêm da này, bạn nên tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào da và hạn chế tiếp xúc nắng quá lâu, lựa chọn các sản phẩm bảo vệ da không gây kích thích mạnh như xà phòng, sữa tắm. Khi tắm, bạn nên tránh dùng bàn chải hoặc khăn nilon chà xát cơ thể vì dễ làm tổn thương da, tốt nhất là dùng tay hoặc bọt biển mềm để làm sạch cơ thể. Nếu bị viêm da do kích thích của ánh nắng, bạn có thể dùng vitamin C hoặc vitamin PP dưới sự chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé.

Rôm sảy

Mách mẹ bầu đối phó với các vấn đề về da ngày nắng

Để điều tiết thân nhiệt, cơ thể con người trong mùa hè chủ yếu dựa vào việc đổ mồ hôi nhiều để tản nhiệt bớt. Trong thai kỳ, lượng mỡ dưới da của bà bầu tăng dày hơn, tuyến mỡ dưới da và tuyến mồ hôi tăng tiết nhiều hơn, nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn, mồ hôi không được thải ra sẽ dễ khiến mẹ nổi rôm sảy.

Cách tốt nhất để phòng ngừa rôm sảy trong thai kỳ là giữ nhà cửa thông gió, thoáng mát, bảo đảm làn da luôn sạch sẽ, quần áo rộng rãi, hút ẩm tốt. Mang thai trong mùa hè, mẹ càng nên chú ý việc thay quần áo và vệ sinh cơ thể thường xuyên hơn, chú ý uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm các loại thức uống thanh nhiệt. Nếu bị nổi rôm sảy ít, mẹ có thể bôi phấn tinh chất bạc hà. Tuy nhiên nếu rôm sảy nhiều hoặc bị bong tróc gây viêm nhiễm toàn thân kèm theo sốt thì nên kịp thời đến gặp bác sĩ để xử lý.

Viêm da do côn trùng cắn

Do lượng khí hô hấp của cơ thể bà bầu lớn hơn đến 21% khi chưa mang thai nên lượng khí ẩm và CO2 thở ra càng cuốn hút côn trùng hơn, đặc biệt là muỗi. Khi bầu bí, mẹ thở ra lượng khí chứa rất nhiều loại vật chất hóa học, vì vậy mùa hè càng khiến mẽ trở thành mục tiêu của muỗi.

Để tránh muỗi đốt gây viêm da, mẹ không nên dùng các sản phẩm trừ muỗi mà tốt nhất nên dùng màng chắn muỗi. Ngoài ra, bạn có thể cho vài viên vitamin B1 vào nước tắm, mùi hương này có thể xua đuổi muỗi. Nếu bị muỗi cắn, bạn có thể dùng đá lạnh chườm lên hoặc lấy lá bạc hà, tỏi ép lấy nước và chà nhẹ lên chỗ cắn.

Các loại nấm da

Mùa hè, làn da luôn ẩm ướt bởi mồ hôi, dễ gây ra viêm nhiễm do vi khuẩn cho mẹ bầu, trong đó có nấm lang ben, nấm da Ringworm, nấm da đùi (Tinea Cruris) v.v… Vì vậy, sau khi vận động đổ nhiều mồ hôi, bạn nên lau khô và tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo khô thoáng kịp thời, phòng ngủ của bà bầu cũng phải thường xuyên khử trùng, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh.

 

Nguyệt Quế

Ảnh: Sưu tầm 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tình yêu chưa bao giờ sai, cái sai có chăng là 'người yêu'...