Không thể ngờ hành động "véo má yêu" trẻ lại nguy hiểm hơn cả một cái tát cực mạnh

2019-09-15 13:00
- Véo má trẻ sơ sinh là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên hành động này lại ẩn chứa nguy hiểm không ngờ.

Một đứa trẻ dễ thương, bụ bẫm thường được người thân, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ "săn đón". Hành động véo má thể hiện sự yêu thương của những người xung quanh đối với bé. Tuy nhiên, việc làm tưởng chừng vô hại này lại mang tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.  

Cùng xem những tác hại khôn lường của việc véo má trẻ là gì nhé.  

Viêm da, dị ứng  

Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc bẹo má bé nhiều lần có thể làm tổn thương da và khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ngoài da hoặc dị ứng.  

Không phải người nào cũng vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bẹo má bé. Đó chính là nguyên nhân khiến cho trẻ có nguy cơ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng da cao khi được cưng nựng một cách quá đà.  

Bé sẽ khóc nhiều hơn  

Hầu hết các trẻ có thể nhận mặt người thân nên bé có thể thoải mái với những hành động thể hiện tình cảm như ôm, hôn, bẹo má. Tuy nhiên với người lạ, hành động âu yếm bé, đặc biệt lại là hành vi bẹo má sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý trẻ căng thẳng, khóc lóc, thậm chí tối về ngủ bị giật mình… Điều này vô tình ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khả năng phát triển sau này của trẻ. 

Ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt  

Thông thường, người lớn bẹo mặt sẽ sẽ dẫn đến sự bất cân xứng của hàm trái và phải. Về lâu về lâu dài, sẽ khiến mặt trẻ bị méo, gây biến dạng khuôn mặt bởi xương mặt của bé đến 5 tuổi về cơ bản mới phát triển đầy đủ.  

Ảnh hưởng đến thần kinh  

Mỡ ở má của trẻ nhỏ rất đầy đặn, nhưng trương lực của cơ thấp. Nếu bé bị người lớn bẹo má nhiều lần, sẽ làm cho tổ chức phần mềm, huyết quản và thần kinh ở đó bị tổn thương. Chưa kể, ở hai má của trẻ có một đôi tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết ra nước bọt. Nó nối liền với ống tuyến nước bọt. Nếu bé mở to miệng ra các mẹ sẽ dễ dàng thấy niêm mạc má phía trong khoang miệng.  

Thêm vào đó, sự phát dục của tuyến nước bọt trẻ chưa hoàn toàn, tính đàn hồi của thành ống tuyến nước bọt kém sẽ làm cho sức co rụt của tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt hạ thấp, khiến nước dãi chảy ra ngoài hoặc vi khuẩn ở trong khoang miệng qua ống tuyến nước bọt đi ngược trở lại mà gây nên cảm nhiễm tuyến nước bọt...  

Ảnh hưởng đến thính lực  

Khi trẻ con bị bẹo má, do tuyến mang tai của bé rất non nớt và chưa trưởng thành nên sẽ không thể chịu được lực của tay người lớn, thậm chí một số người bẹo mạnh còn làm hỏng mô parotid, gây thủng màng nhĩ, viêm tai giữa,... Những điều này nếu chẳng may xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến thính lực sau này của bé bởi tuyến mang tai nối liền với má.   

    Theo Phunutoday

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bỏ thuốc lá - Chưa bao bao giờ dễ tới vậy!