Dấu hiệu “tố” chức năng buồng trứng suy giảm, chị em độ tuổi mang thai cần chú ý ngay

Quỳnh Trang 2019-08-25 13:00
- Trên thực tế, chức năng buồng trứng có liên quan mật thiết tới khả năng sinh sản.

Chức năng buồng trứng là một chỉ số định lượng quan trọng về khả năng sinh sản. Chức năng buồng trứng của phụ nữ đang giảm dần theo tuổi tác. Thời gian trôi qua, nang trứng sẽ giảm, chất lượng trứng sẽ suy giảm và chức năng buồng trứng sẽ giảm dần. Và sự lão hóa của buồng trứng có liên quan trực tiếp đến thói quen sống, môi trường, cảm xúc, v.v.

Để hiểu chức năng dự trữ buồng trứng, các chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng là hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone luteinizing (LH), estradiol (estradiol, E2), số lượng nang trứng (AFC) và Anti Muller Hormone (AMH).

Dấu hiệu “tố” chức năng buồng trứng suy giảm, bạn gái cần chú ý ngay

Dưới đây là dấu hiệu báo động cho thấy chức năng buồng trứng đang suy giảm:

Có vấn đề kinh nguyệt

Kinh nguyệt là biểu hiện bên ngoài rõ ràng nhất của nội tiết sinh sản nữ. Chậm kinh nguyệt, thay đổi tính chất kinh nguyệt hoặc vô kinh chính là dấu hiệu cho thấy chức năng buồng trứng của người phụ nữ đang gặp vấn đề hoặc các bệnh khác. Bạn cần đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Khó thụ thai

Rối loạn rụng trứng là yếu tố quan trọng nhất gây vô sinh. Nếu vợ chồng không tránh thai và vẫn quan hệ tình dục bình thường trên 1 năm mà không có thai hoặc phụ nữ lớn hớn hoặc bằng 35 tuổi không mang thai sau nửa năm, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra vì rất có thể có vấn đề trong quá trình phát triển và bài tiết nang trứng, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang.

Dấu hiệu “tố” chức năng buồng trứng suy giảm, bạn gái cần chú ý ngay

Các vấn đề khác

Khi chức năng buồng trứng suy giảm, nồng độ estrogen cũng giảm gây ra các triệu chứng vận mạch và niệu sinh dục như đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm trạng như cáu kỉnh, lo lắng, hồi hộp hoặc trầm cảm; khô âm đạo, đau, khó thở, viêm âm đạo, khó tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu thường xuyên và tiểu gấp, v.v

Dưới đây là một số cách đơn giản để có thể bảo vệ sức khỏe buồng trứng:

Đảm bảo dinh dưỡng

Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng thiết yếu, bạn cần bỏ thuốc lá, rượu bia. 3 tháng trước khi mang bầu, bạn nên bổ sung axit folic, ăn nhiều đậu nành, nấm trắng…

Ngủ đủ giấc

Ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém có thể gây suy giảm chức năng buồng trứng. Vì vậy, bạn nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.

Dấu hiệu “tố” chức năng buồng trứng suy giảm, bạn gái cần chú ý ngay

Tập thể dục phù hợp

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lười tập thể dục sẽ gây ra suy giảm chức năng buồng trứng. Tuy nhiên, tập thể dục quá nhiều cũng ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ít nhất nửa giờ mỗi ngày, 3-5 lần mỗi tuần tùy theo tình trạng thể chất của bạn.

Phát hiện bệnh, điều trị sớm

Nếu có thay đổi kinh nguyệt, đau bụng, trướng bụng, rối loạn nội tiết và các hoạt vấn đề khác, bạn nên đi kiểm tra và điều trị sớm.

Duy trì một thái độ tích cực

Bạn nên giữ tinh thần lạc quan, tích cực khi đối mặt với khó khăn, xả stress đúng cách cũng là cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mắt không rời chiếc điện thoại, vẫn tập được 5 bài tập để có eo thon, chân dài miên man