"Dắt túi" thực đơn cơm trưa đủ chất, ngon lành cho các bà mẹ đang "bấn loạn" với con sau 1 tuổi

2018-04-29 11:00
- Bữa cơm cho bé sau khi hết ăn dăm sẽ cần những món đa dạng nhưng không cần quá nhiều thời gian chuẩn bị.

Sau khi bé chuyển sang ăn cơm, chị Mỹ Huyền (TP.HCM) luôn cố gắng chuẩn bị bữa ăn nhanh, gọn nhưng vẫn đủ chất. Theo chị Huyền, khi con bắt đầu ăn cơm, bữa ăn và thời gian được mình phân chia cho đến thời kỳ 4 này (1 tuổi):

Bé ăn 3 bữa chính & 2 bữa phụ/ngày.
Bữa sáng: 7h
Bữa phụ: 10h (sữa)
Bữa trưa:12
Bữa phụ: 15h (trái cây,bánh,sữa chua...)
Bữa chiều: 18h

Lượng đạm cần bổ sung/ngày:

Với bé từ 1-2 tuổi, lượng đạm cần ăn là 100-120g/ngày, đạm được tính từ các loại thịt/cá/tôm/trứng (1 quả trứng được quy đổi = 30 gram thịt nạc. Tuy nhiên, do trứng có nhiều cholesterol nên chỉ cho con ăn tối đa 3lần/tuần, mỗi lần ăn 1 quả.

Lượng đạm trên chưa tính bao gồm phô mai, sữa, các loại đậu đỗ, rau củ, và nhiều thức ăn khác (các mẹ hãy bổ sung thêm cho con các loại đạm này nữa nhé).

Theo chị Huyền, để chuẩn bị cơm trưa, đa số lấy thức ăn từ ngăn đông xuống ngăn mát cho rã đông. Sau đó, đến trưa sẽ chế biến thành các món. Từ lúc con 1 tuổi, chị Huyền chú ý chế biến cơm trưa và chiều cùng một lần, không đổi món như dưới 1 tuổi. Thời gian chế biến chủ yếu thông thường khoảng 20-30 phút.

"Với các món bữa trưa, tôi thường ưu tiên các món cầu kỳ, chậm tiêu như trứng, thịt bò, thịt lợn, còn buổi chiều đa phần cho con ăn rau củ là chính. Đây đều là các món giàu đạm thực vật, giúp bé dễ tiêu. Còn buổi tối, tôi hạn chế tối đa các món chế biến nhiều dầu mỡ hay trứng", chị Huyền cho hay.

Còn với bữa sáng, chị Huyền ưu tiên cho con thiên về ngũ cốc, sữa mẹ, súp, bánh và phô mai, bữa phụ thì ưu tiên sữa chua, trái cây.

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

ggg

 Lam Thủy

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

TV nhà bạn có bị 'mù màu'