Bé bị lồi rốn, mẹ đừng ngồi khóc lóc, hãy làm ngay điều này!

Châu Anh 2017-12-27 13:00
- Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra hết sức lo lắng khi thấy ở vùng rốn của bé lồi lên một khối nhỏ, nó phình lên mỗi khi bé khóc, rướn người… Đó là thoát vị rốn, một dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Mới đây, chia sẻ của một bà mẹ trên mạng xã hội về nỗi lo lắng khi con bị lồi rốn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, bởi nhiều người cũng cùng chung cảnh ngộ.

Theo chia sẻ của người này: “Bé nhà mình được 2 tháng 2 ngày bị lồi rốn lên. Các cụ các bà thì bảo mình ngang bướng, lúc con vừa rụng rốn thì không chịu băng rốn giống như ngày các cụ hay nuôi con, để cho em bé uống sữa nhiều, da còn non nên rốn lồi lên…”

Bé bị lồi rốn, mẹ đừng ngồi khóc lóc, hãy làm ngay điều này!

Chia sẻ nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội của bà mẹ có con bị lồi rốn.

Khi sinh ra bé có dây rốn gắn vào bụng đây là dây đưa thức ăn, chất dinh dưỡng từ bụng mẹ nuôi bé trong suốt quá trình mang thai. Sau khi chào đời dây rốn được cắt và nẹp lại, 1 hoặc 2 tuần sau sinh cuống rốn teo dần và rụng đi, rốn bé sẽ khô, lành và hình thành nên rốn của bé. Tình trạng lồi rốn như trong trường hợp nói trên gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh.

Theo BS chuyên khoa Nhi Nguyễn Trung Kiên: “Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ. Dây rốn được cắt sau khi bé chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sự lặp lại liên tục những biểu hiện này sẽ khiến rốn bé mỗi lúc lại lồi cao hơn. Điều này là do thành bụng tại khu vực quanh rốn của trẻ vẫn còn mỏng. Khi trong thành bụng có một áp lực đủ mạnh nó sẽ đẩy ruột đến chân rốn và làm cho chân rốn căng phồng lên cao. Cứ tiếp tục như vậy trong một thời gian, chân rốn sẽ không trở lại với hình dạng lúc ban đầu và sẽ luôn hình hài như vậy cho đến khi đứa trẻ lớn khôn. Đây chính là dấu tích lồi rốn có từ thuở sơ sinh ở một số người”.

Bé bị lồi rốn, mẹ đừng ngồi khóc lóc, hãy làm ngay điều này!

Trẻ bị lồi rốn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nên các bà mẹ không nên quá lo lắng.

Thoát vị rốn, dân gian còn gọi là lồi rốn, nếu nhìn bằng mắt thường, ngay tại vị trí lỗ rốn sẽ nổi lên một khối tròn, khi ta ấn nhẹ nhàng vào vùng rốn sẽ cảm nhận được khối lồi này. Khối thoát vị này sẽ càng lồi và to hơn khi bé khóc, ho, rặn khi đi ngoài và nó sẽ nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Tuy nhiên, theo BS Kiên, thoát vị rốn không gây đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhưng về lâu dài sẽ gây mất thẩm mỹ.

Trong dân gian, nhiều ý kiến cho rằng: Dùng một đồng xu hình tròn với đường kính tương đương đem gói trong một miếng khăn xô sạch và đặt lên rốn của bé. Sau đó, dùng băng quấn rốn loại thun mỏng một lớp quấn quanh bụng bé để trị lồi rốn cho bé. Nhưng hiện chưa có một nghiên cứu nào của y học hiện đại ghi nhận tác dụng.

Thông thường, vùng vòng rốn sẽ được đóng lại trước khi trẻ được 1 tuổi và trẻ không cần được điều trị, nhưng nếu như rốn bé vẫn căng phồng to lên và có dấu hiệu mỗi lúc một to hơn, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. 

Ngoài ra, BS Kiên đưa ra lời khuyên cho độc giả Emdep: “Khi con bị lồi rốn từ ngay giai đoạn sơ sinh, các mẹ cần chú ý vệ sinh vùng rốn, tránh để trẻ khóc nhiều. Con trong giai đoạn bú mẹ, thì mẹ nên ăn nhiều rau và thực phẩm nhuận tràng, nếu bé bú sữa công thức chọn sữa nào phù hợp, có hàm lượng chất xơ cao. Nếu bé ở độ tuổi ăn dặm thì nên cho ăn nhiều chất xơ để tránh phải rặn bùn mạnh. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được quấn chặt bụng con, vì không những không làm giảm lồi rốn mà còn gây khó chịu cho bé".

Châu Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Toner đa dụng ngon - bổ - rẻ đáng dùng nhất