Bảo mẫu lột trần, bóp cổ, đánh đập trẻ mầm non: Làm sao để biết con bị bạo hành ở lớp?

2018-05-21 18:30
- Clip bảo mẫu lột trần, bóp cổ nhiều trẻ mầm non trong giờ ăn ở Đà Nẵng gây bức xúc trong dư luận ngay khi được chia sẻ trong sáng nay. Nhiều phụ huynh lo lắng không biết, liệu con mình đi học có bị bạo hành ở lớp không.

Một clip quay lại cảnh 2 bảo mẫu ở điểm trông giữ trẻ gia đình (trên đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) bạo hành khoảng 10 em nhỏ được giữ tại đây, được chia sẻ trên MXH sáng nay (21/5), khiến dân mạng vô cùng bức xúc.

Theo đoạn clip cho thấy, một bảo mẫu mặc chiếc váy kẻ sọc đen, trắng  và một người khác mặc áo màu đỏ thẫm dài tay bắt 2 bé trai cởi trần nằm dưới sàn nhà để đút ăn. Khi bé trai khóc, người phụ nữ ném chiếc khăn lên mặt và đánh liên tục vào mặt, kèm theo những lời mắng chửi.

Một hình ảnh khách chụp lại cảnh người phụ nữ mặc váy kẻ sọc đen, trắng nắm đầu, xách cổ bé mặc tã khác lên cao một cách dã man khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ.

Ngay sau khi đoạn clip và những hình ảnh bạo hành trên được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự căm phẫn trước hành động dã man, vô nhân tính của các bảo mẫu nói trên.

Bảo mẫu lột trần, bóp cổ, đánh đập trẻ mầm non: Làm sao để biết con bị bạo hành ở lớp?

Hình ảnh bảo mẫu nắm đầu, bóp cổ xách trẻ nhỏ lên cao khiến dư luận phẫn nộ

Nhiều bậc làm cha làm mẹ xem xong hốt hoảng, lo lắng khi cho con theo học mẫu giáo ở các trường tư thục, không biết con có bị đánh đập, bạo hành như vậy không.

Dưới đây là những cách giúp cha mẹ nhận biết con bị bạo hành ở lớp:

Trẻ khóc hờn, ôn ói bất thường, khóc khi nhìn thấy bảo mẫu

Nếu con đột ngột khóc, nôn ói... mà con không bị ốm thì cha mẹ phải lập tức xem xét ngay. Nếu sau vài ngày đi học, cứ đến lớp con khóc thét lên bám lấy bố mẹ khi nhìn thấy ai đó thì phải cho con nghỉ học và chuyển trường cho con. Nhiều khi người trông trẻ đánh không để lại dấu vết nhưng cha mẹ cần tinh ý trước những dấu hiệu này, bởi trẻ nhỏ chưa biết nói, không thể báo cho cha mẹ được.

Nếu con tỏ ra bám lấy bố mẹ quá đà hoặc tránh sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ thì bố mẹ cũng cần xem xét ngay. Nhiều trẻ khi bị đánh đập, bạo hành thường phản ứng bằng cách thu mình một góc, không dám chạy nhảy như trước, hoặc ngược lại, tỏ ra hung bạo, dễ xung đột hơn khi trước đó tỏ ra ngoan ngoãn, trầm tính.

Biểu hiện về thể chất

Sau khi cho con đi học về, cha mẹ cần quan sát cơ thể con thật kỹ. Các bộ phận cần xem xét là bàn tay, chân, cỗ, mông, má. Nếu có vết bầm tím, cào cấu, vết lằn, bỏng cần lưu ý ngay. Con biết nói rồi, cha mẹ nên nói chuyện trường lớp với con thường xuyên để con kể lại sự việc. Tránh tra khảo khiến bé sợ hãi, không dám nói. 

Bảo mẫu lột trần, bóp cổ, đánh đập trẻ mầm non: Làm sao để biết con bị bạo hành ở lớp?

Các vị trí có thể vô tình bị tổn thương khi trẻ vận động, chơi cùng bạn bè...

Bảo mẫu lột trần, bóp cổ, đánh đập trẻ mầm non: Làm sao để biết con bị bạo hành ở lớp?

Các vị trí thường hiếm khi bị tổn thương một cách vô tình

Cha mẹ cũng tuyệt đối tránh quát tháo, la mắng, dọa dẫm sẽ khiến trẻ càng thu mình, sợ hãi, không dám chia sẻ. Tránh quát mắng khi con kể chuyện ở lớp dù con có làm gì sai, bởi nếu như vậy, trẻ sẽ không dám kể chuyện mình bị bạo hành với cha mẹ khi bị kẻ xấu tiêm nhiễm rằng, bé hư, bé đáng bị phạt.

Dấu hiệu bị bạo hành ở những trẻ dưới 1 tuổi

Bảo mẫu lột trần, bóp cổ, đánh đập trẻ mầm non: Làm sao để biết con bị bạo hành ở lớp?

Trẻ dưới 1 tuổi dễ bị hội chứng SBS khi bị bạo hành rung lắc mạnh.

Với những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cha mẹ nên tìm hiểu về triệu chứng Shaken Baby Syndrome - SBS. Hội chứng SBS thường xảy ra khi trẻ bị người chăm sóc hung bạo lắc mạnh cơ thể khiến bộ não trẻ bị va đập với xương sọ, có thể gây nên những vết bầm tím, sưng tấy, tạo áp lực hoặc thậm chí là gây chảy máu trong não bộ. Khi bị hội chứng này, trẻ dễ bị tổn thương, chảy máu võng mạc.

Con gặp vấn đề trong giao tiếp

Nếu trẻ bất ngờ tỏ ra ngại giao tiếp, phản ứng chậm, sợ sệt dù trước đây hoàn toàn bình thường, rất có thể trẻ bị bạo hành lời nói hoặc hành động ở lớp. Trẻ bị bạo hành cũng có thể nói lắp vì sợ hãi nên không dám bày tỏ ý nghĩ của mình.

Trẻ nhỏ rối loạn giấc ngủ

Bảo mẫu lột trần, bóp cổ, đánh đập trẻ mầm non: Làm sao để biết con bị bạo hành ở lớp?

Con khóc thét khi ngủ, cha mẹ cần xem xét ngay. Ảnh minh họa

Trẻ đi học về ngủ chập chờn, thỉnh thoảng khóc thét lên hoặc tay chân dẫm đạp... sau khi đi học, cha mẹ cũng cần lưu ý ngay. Hoặc trẻ cắn móng tay, thở nhanh, toát mồ hôi... sau khi đi học về, cha mẹ cũng nên trò chuyện với con để biết lý do.

Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con

Sau khi cho con đi học những buổi đầu, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng con để tạo sự gần gũi, thoải mái, giúp con có thể chia sẻ chuyện trường lớp với cha mẹ.

Mẹ không nên hỏi thẳng rằng: "Ở lớp cô có đánh con không?" mà nên hỏi: "Ở lớp có bạn nào ngoan, bạn nào không ngoan?" "Bạn nào không ngoan cô phạt như thế nào?" Bởi khi kể về bạn khác, con sẽ dễ dàng trò chuyện hơn, nếu kể về mình, con sợ mình hư, bị cô phạt, cha mẹ sẽ trách mắng nên không dám kể.

Hoặc mẹ cũng có thể hỏi: "Hôm nay con đi học có vui không?" "Ở lớp ai làm con vui? Ai làm con buồn?", trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ với mẹ hơn.

 Thùy Linh (T.H)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những hot girl Việt ngực 'lép' nhưng vẫn cực thu hút