7 ĐAU ĐỚN hành hạ mẹ bầu tháng cuối, bố đừng vô tâm nhé, chỉ cần có bố bên cạnh yêu thương là mẹ dễ dàng vượt qua tất cả

2017-11-13 13:00
- Càng về những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu càng cảm thấy nặng nề, khó chịu. Lúc này, em bé đã nặng khoảng 2,5 kg và "quậy phá" dữ dội trong bụng khiến những hoạt động thường ngày của mẹ như đi lại ngủ nghỉ cũng trở nên vô cùng khó chịu.

Đây chính là thời điểm các bà vợ bầu cần được sự quan tâm, chăm sóc và sẻ chia của các ông chồng nhất. 

Mẹ thường xuyên bị chuột rút

Hiện tượng này xảy ra rất có thể là do mẹ đang trong tình trạng thiếu canxi. Ngoài ra, khi bụng mẹ ngày càng to thì sẽ càng tạo những áp lực lớn cho đôi bàn chân và bắp chân. Vì vậy, khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc lúc đang nằm ngủ, mẹ có thể bị chuột rút bất thình lình gây đau đớn.

7 ĐAU ĐỚN hành hạ mẹ bầu tháng cuối, bố đừng vô tâm nhé, chỉ cần có bố bên cạnh yêu thương là mẹ dễ dàng vượt qua tất cả



Nếu buổi đêm mẹ bị chuột rút, bố hãy ngay lập tức dậy ngay và xoa bóp đôi bàn chân cho mẹ nhé. Bố hãy nhắc mẹ nên cố gắng duỗi thẳng chân và xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ, dùng lực để xoa bóp trong vài phút. Mỗi tối mẹ cũng nên nhờ bố hoặc tự mát xa cho vùng bắp chân và bàn chân của mình, trước khi đi ngủ nên để chân gác hơi cao 
một chút, có thể phòng tránh chuột rút.

Và khi ngủ dậy, nếu như mẹ đang nằm thẳng, mẹ nên lật nghiêng người, từ từ co hai chân lên rồi vặn mình từ từ ngồi dậy, dùng lòng bàn tay chống vào mặt giường, hai chân di chuyển đẩy người ra mép giường và đứng thẳng lên. Việc nằm xuống và ngồi dậy của mẹ cần phải thật từ từ để không gây thêm đau nhức. Ngoài ra, mẹ hãy bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày theo chỉ dẫn của các bác sĩ nhé.

Phù chân tay

Càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân ở bà bầu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do bà bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài, mang giày cao gót, hay chế độ ăn ít kali.

7 ĐAU ĐỚN hành hạ mẹ bầu tháng cuối, bố đừng vô tâm nhé, chỉ cần có bố bên cạnh yêu thương là mẹ dễ dàng vượt qua tất cả


Hiện tượng sưng phù tay chân sẽ giảm dần nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù chân là tín hiệu của tiền sản giật. Mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Đau nhức lưng

Nguyên nhân của việc đau lưng cũng bắt nguồn từ việc dây thần kinh bị chèn ép, nội tiết tố thay đổi và các dây chằng bị lỏng lẻo. Việc đứng quá lâu hoặc ngồi sai tư thế cũng sẽ khiến cho mẹ bầu đau thêm. Để giảm nhẹ những cơn đau lưng, mẹ nên luyện tập nhẹ nhàng, chườm nóng và ngủ với gối đỡ sao cho thấy thoải mái nhất.

Đau vùng chậu

Do kích cỡ của tử cung ngày một tăng lên, các khớp vùng chậu phải chịu áp lực lớn hơn dẫn đến đau mỏi. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn khi gần đến lúc sinh. Mẹ cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và tập bài dành cho vùng chậu để giảm nhẹ các cơn đau.

Đau răng lợi

Khi mang thai, hai loại hooc môn progesterone và estrogen trong máu tăng dẫn đến bà bầu thường bị sưng lợi, tấy đỏ, ứ máu gây sâu răng, chảy máu khi đánh răng. Nếu tình trạng đau răng không quá nghiêm trọng, chỉ viêm lợi đơn giản thì bà bầu có thể tự khắc phục tại nhà bằng việc xúc miệng nước muối, chườm nóng để làm tan mủ và chườm lạnh để giảm đau. Nếu cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến bạn không ăn được, thì bà bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau an toàn. Bởi đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu đang bị bệnh viêm lợi, viêm màng xương răng có thể cảnh báo nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, rụng răng, đột quỵ…

Mất ngủ

Tháng cuối thai kỳ mẹ thường phải đối mặt với những cơn đau nhức, đi tiểu liên tục hay chuột rút khiến mẹ thường xuyên mất ngủ. Hơn thế, với phần bụng bầu vượt mặt, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thay đổi tư thế nằm ngủ. Các ông bố đừng vì thế mà khó chịu, hãy giúp mẹ vượt qua những vất vả này nhé.

Trở lại với thời kỳ nôn mửa

Không ít những mẹ bầu phải đối diện với những cơn buồn nôn y chang thời kỳ ốm nghén ở 3 tháng đầu. Một hình hài bé nhỏ trong tử cung đang phát triển rất nhanh làm cơ thể mẹ bầu trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn. Vì vậy, không có gì là lạ nếu chuyện ăn uống của bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên khá khó khăn. Mẹ có thể áp dụng lại một số phương pháp trị ốm nghén ở giai đoạn đầu thai kỳ để dễ chịu hơn nhé.

Theo Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chung Sở Hy khoe cổ thiên nga cực gợi cảm trong bộ ảnh mới