10 đồ nội thất trong nhà phổ biến ở gia đình Việt từng "đoạt mạng trẻ"

2019-01-04 15:25
- Là những vật dụng hữu ích trong nhà nhưng chúng cũng là "con dao hai lưỡi" gây hại tới các em nhỏ.

Một sự việc mới xảy ra gần đây tại Hà Nam, Trung Quốc khiến nhiều cha mẹ vô cùng hoảng hốt. Đó là chuyện một bé gái 2 tuổi theo cha tới nơi làm việc nhưng không may bị một chiếc tủ đè lên người trong lúc nghịch. Tai nạn đã khiến cô bé tử vong trên đường đến bệnh viện.   

Sự việc này khiến người ta liên tưởng đến vụ việc một cậu bé 2 tuổi khác sống tại Hoa Kỳ cũng đã từng bị một chiếc tủ quần áo đè ập lên người. Tuy nhiên, bé đã may mắn sống sót. Tại thời điểm đó đã từng có 6 trẻ tử vong, 36 trẻ khác bị thương do chiếc tủ quần áo tương tự.  

Sự cố "đồ nội thất trong nhà đoạt mạng trẻ" liên tiếp xảy ra trong suốt khoảng thời gian dài vừa qua. Cứ 2 tuần, tại Hoa Kỳ lại có một vụ án mạng trẻ bị tử vong do đồ nội thất trong nhà, 24 phút 1 lần sẽ có những đứa trẻ bị thương. Những con số này vừa gây sốc nhưng cũng thật đáng buồn.  

Điều đó cho thấy, đối với trẻ nhỏ, mối nguy hiểm tính mạng luôn rình rập xung quanh các bé, thậm chí ngay trong chính căn nhà. Là cha mẹ, hãy luôn cảnh giác và giữ trẻ tránh xa 10 thứ đồ nội thất quen thuộc thường được sử dụng trong nhà dưới đây. Điều đặc biệt là 10 thứ đồ nội thất này lại là vật dụng rất phổ biến trong các gia đình Việt.  

1. Tủ quần áo  

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ cảnh báo, tủ đựng quần áo trẻ em trên 60cm, tủ người lớn trên 75 cm phải được cố định vào tường, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Bởi trẻ em rất thích trèo lên các đồ đạc, nhất là tủ quần áo và thảm kịch sẽ xảy ra khi chiếc tủ đó không được cố định và đổ sập. 

Ngoài ra, tủ quần áo cũng cần được khóa chặt để tránh trường hợp trẻ trốn vào trong đó, chơi và bị khóa ngược dẫn tới ngạt thở.  

2. Vật nặng để trên cao  

Đừng để các vật nặng có thể rơi ở các nơi trên cao vì khi một chiếc tủ quần áo (chẳng hạn) rung, vật nặng đó có thể rơi và làm thương trẻ. Nguyên tắc kê đồ vật là những vật nặng phải để xuống dưới, những vật nhẹ hơn nên để ở trên cao dần.  

3. Giường cao chân  

Trẻ nhỏ rất thích leo trèo, nghịch ngợm nên bé có thể ngã từ trên chiếc giường cao chân xuống đất. Thậm chí có trường hợp trẻ bị xuất huyết nội sọ vì ngã từ trên giường xuống. Trong trường hợp giường cao chân thì cha mẹ cần phải làm lan can bảo vệ bé.  

4. Các góc nhọn trong nhà  

Góc nhọn từ bàn, ghế, tủ có khả năng làm sát thương trẻ. Vì thế khi có con, các góc nhọn đồ nội thất trong nhà cần được bọc lại bằng vải hoặc vật chuyên dụng để đảm bảo an toàn.  

5. Tủ lạnh lớn  

Tủ lạnh là một thứ đồ cực nguy hiểm với trẻ nhỏ. Một tai nạn xảy ra tại Đông Quan (Trung Quốc) khi bé gái 4 tuổi chui vào trong đó và không thoát ra được nên bị xuất huyết nội sọ.  

6. Ti vi màn hình rộng  

Hiện nay rất nhiều ra đình sử dụng ti vi màn hình rộng nhưng lại quên cố định chúng lại ở phía đằng sau để tránh đổ ập về phía trước. Đồ nội thất này cũng từng nằm trong danh sách vật dụng trong nhà gây sát thương cho trẻ nhỏ.  

7. Rèm cửa sát nhân  

Sự cố rèm cửa sát nhân, gây nghẹt thở có lẽ là điều khiến nhiều người kinh ngạc nhất vì một chiếc dây rút mỏng manh này lại nguy hiểm đến như vậy. Trên thực tế rất nhiều trẻ đã lẩn trốn quanh rèm cửa và bị dây rút quấn quanh cổ, thít chặt đến nghẹt thở, tử vong.  

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ đã kêu gọi mọi người rằng không nên sử dụng rèm cửa trong nhà bằng dây rút. Nếu nó đã có sẵn, hãy thử thay thế càng sớm càng tốt.  

8. Quạt điện  

Quạt điện phải có lồng bảo vệ bên ngoài. Tuy nhiên đa số trẻ nhỏ thường rất thích thò tay vào bên trong lan lồng để chạm vào cánh quạt đang quay. Nó sẽ gây sát thương. Hoặc tình huống quần áo hay tóc các bé bị mắc vào quạt cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, quạt điện nên được đặt càng xa trẻ càng tốt.  

9. Cánh cửa  

Cánh cửa trong nhà tương đối rộng và nặng nên hãy cẩn thận trường hợp trẻ bị kẹt tay khi đang đóng cánh cửa. Lực này có thể khiến ngón tay non nớt của bé bị thít chặt.  

Để tránh tai nạn xảy ra, hãy cố định một miếng mút tại góc của cánh cửa để ngăn chặn tình trạng làm kẹp tay trẻ. Bố mẹ cũng có thể dùng khăn, quần áo... để buộc tay nắm cửa trên trong và bên ngoài để cửa không bị đóng lại.  

10. Song sắt cửa sổ hoặc lan can ban công  

Rất nhiều trường hợp trẻ bị ngã hoặc lơ lửng trên không khi lọt người qua song sắt cửa sổ hoặc lan can ban công. Vì thế, hay làm một tấm lưới nhỏ hơn nữa để tránh trường hợp trẻ bị lọt qua khe. 

Theo Chi Chi (Dịch theo Sohu) (Khám phá)  

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Một số điều con gái không bao giờ nói ra