Trẻ biết đi sớm hay muộn phần nhiều phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng

Quỳnh Trang 2020-12-27 06:00
- Một số bậc cha mẹ lo lắng không biết tại sao con nhà hàng xóm sớm biết đi còn con mình không đươc như vậy.

Sự phát triển của mỗi em bé là khác nhau và việc bé biết đi sớm hay muộn cũng vậy. Một số em bé 9-10 tháng đã biết đi nhưng một số em bé không đạt được "thành tích" như vậy. Vậy trẻ biết đi sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố nào?

1. Di truyền

Các yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến thời gian trẻ biết đi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng một nửa số trẻ sơ sinh biết đi cùng thời gian với bố mẹ bé biết đi xưa kia, có nghĩa là bố mẹ biết đi sớm thì con cũng vậy.

Trẻ biết đi sớm hay muộn phần nhiều phụ thuộc vào 3 yếu tố này

2. Chiều cao và cân nặng của bé

Nói chung, một em bé gầy tập đi sớm hơn một em bé mập, lý do của điều này cũng giống như câu nói "người gầy thường linh hoạt hơn người béo". Ngoài ra, khi trẻ gầy đứng lên, áp lực lên đầu gối tương đối ít hơn, việc tập đi cũng dễ dàng hơn.

3. Liên quan đến tính cách của bé

Yếu tố tính cách cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bé biết đi sớm hay không. Nhìn chung những bé có tính cách hoạt bát, hiếu động thường mạnh dạn nên biết đi sớm hơn những bé có tính cách hiền lành và thận trọng.

Ngoại trừ một số bé có sự phát triển không bình thường, hầu hết các bé đều vui vẻ "học kỹ năng mới" khi cơ thể bé sẵn sàng. Vì vậy, khi bé chưa sẵn sàng, mẹ không nên ép bé đi bộ quá sớm. Trẻ học đi quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về lâu về dài.

Trẻ biết đi sớm hay muộn phần nhiều phụ thuộc vào 3 yếu tố này

Bố mẹ nên làm gì khi dạy trẻ tập đi?

Bạn hãy dạy bé tập đi trên sàn nhà và không mang giày. Như vậy, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên cho con đi lại bằng giày. Giai đoạn từ 0-3 tuổi, bàn chân bé được cấu tạo bởi 70% là sụn.

Độ tuổi này cũng là giai đoạn quyết định tới sự phát triển xương bàn chân của bé. Nếu dạy bé tập đi không đúng cách, hay mang phải những đôi giày không thoải mái sẽ dẫn tới sự phát triển sai lệch của xương bàn chân và dễ dẫn tới các hội chứng như bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, ngón chân búa, móng mọc ngược vào trong.

Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, dễ gây trật cổ tay hay xương vai bé. Bạn có thể quỳ gối trước mặt bé và đỡ bé bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà, khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi.

Trẻ biết đi sớm hay muộn phần nhiều phụ thuộc vào 3 yếu tố này

Khi bạn thay quần áo cho bé, hãy để bé đứng. Bé đứng nhiều sẽ chắc khỏe cơ, xương chân, là tiền đề rất tốt để bé tập đi.

Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp, đệm để bước chân bé được vững hơn, không bị trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.

Khi bé đã biết đứng vịn tay vào đồ vật, bạn có thể huấn luyện bé vịn tay vào ghế, thành giường và bước từng bước, di chuyển từ ghế này sang ghế khác.

Hạn chế bế bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy để bé được tự do ngồi, nằm chơi. Những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập chỉ 4 phút mà giúp bạn gái giảm liền 7cm, 'diệt sạch' mỡ bụng trong 'nháy mắt'