Tranh thủ ngủ bên đường khi đi đường xa tiềm ẩn những nguy cơ này, nếu là 'thánh ngủ' cũng chớ áp dụng

2017-12-29 18:30
- Việc dừng xe ngủ bên đường có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứ không đơn giản.

Mới đây cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một trường hợp được gọi là "thánh ngủ". Bởi mỗi lần đi về quê đều phải dừng lại bên đường để ngủ 30-45 phút, nếu không sẽ rất buồn ngủ. "Nó đèo tao mà nó buồn ngủ, hết bạt tai, tát bên trái tát sang bên phải các kiểu. Chặng đường 130km lần nào về quê cũng phải tạt vào lề đường ngủ. Nhanh cũng phải 20 phút chậm thì nửa tiếng. Tao vất vơ đứng bên cạnh trông", cư dân mạng này chia sẻ.

Nhiều người buồn cười vì sự hài hước nhưng cũng có những ý kiến lo lắng do nam thanh niên này ngủ vật vờ trên xe bên cạnh đường có thể gặp nguy hiểm. Thậm chí, việc lái xe khi không được ngủ đủ giấc như vậy có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, ngã xe, tai nạn.

Một số người cho rằng, trước khi lái xe nên ngủ đầy đủ. Nếu buồn ngủ thì nên đổi lái tránh để lại hậu quả đáng tiếc

Việc làm nguy hiểm?

Bác sĩ Văn Giàu (Nguyên bác sĩ quân y) chia sẻ với độc giả Emdep, trong khi lái xe không thể tránh khỏi được buồn ngủ, kể cả lái xe máy hay ô tô. Việc buồn ngủ khi lái xe có nhiều lý do, có thể do thiếu ngủ, cơ thể quá mệt mỏi, lái xe quá dài nên bị căng thẳng và mệt mỏi, hoặc trước đấy có thể ăn quá no...

"Việc tranh thủ ngủ bên đường như cư dân mạng nói là điều không hiếm. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi quá hoặc quá buồn ngủ có thể dừng xe vào một quán bên đường uống nước, tranh thủ ngủ sẽ an toàn hơn. Việc dừng xe bên đường trong tình huống nhá nhem tối có thể bị tai nạn, do các xe lưu thông trên đường không phát hiện kịp thời", bác sĩ nói.

Thực tế không phải ai cũng có các loại áo phản quang hoặc để đèn xe khi ngủ để các xe khác phát hiện ra. Nếu đứng trong bóng tối không cẩn thận có thể bị tông. Cho nên việc tranh thủ ngủ cạnh đường là điều không nên.

Khi điều khiển phương tiện giao thông mà buồn ngủ là điều nguy hiểm. Khi buồn ngủ, khó có thể có đủ tỉnh táo và tinh nhanh để phát hiện chướng ngại vật, tránh các phương tiện khác hoặc đưa ra các xử lý sáng suốt. 

"Từng có nhiều vụ tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện buồn ngủ gây ra. Vì vậy, nếu đã buồn ngủ thì nên dừng lại, vào quán bên đường rửa mặt, uống nước hoặc tranh thủ ngủ", bác sĩ Giàu khuyên.

Tai nạn có thể gặp khi lái xe lúc buồn ngủ?

Tuy nhiên, bác sĩ Giàu cho rằng, nếu đã buồn ngủ, kém tỉnh táo thì không tham gia giao thông để phòng gây tai nạn ảnh hưởng đến bản thân cũng như những người khác. Bên cạnh đó, việc ngủ tranh thủ 20-30 phút vẫn là chưa đủ để người buồn ngủ tỉnh táo khi đi trên đường.

Trong trường hợp người cầm lái buồn ngủ thì nên đổi lái cho người ngồi phía sau. Nếu di chuyển với hành trình dài hoàn toàn có thể thay nhau lái 1-2 tiếng/người. Nếu làm được như vậy, người còn lại sẽ không cảm thấy quá mệt mỏi. 

Theo các bác sĩ, điều nguy hiểm nhất là cố lái xe nên dẫn đến ngủ gật trên đường cực kỳ nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. Những tai nạn liên quan đến lái xe trong khi ngủ gật có thể nhẹ là ngã xe dẫn đến xây xát, nặng có thể chấn thương sọ não, gãy tay chân, nếu nặng có thể bị tử vong. 

Vì vậy, khi buồn ngủ nên uống trà hoặc cà phê, sau đó 30 phút mới tiếp tục khởi hành. Trước khi lái xe đi đường xa, nên ngủ từ 6-8 tiếng, nên đi vào thời điểm ban ngày tránh đi ban đêm trong tình trạng buồn ngủ, tránh uống các loại thuốc cảm cúm dễ gây buồn ngủ... Trong khi di chuyển bằng xe máy, ô tô, người ngôi bên cạnh nên nói chuyện với người lái để tránh buồn ngủ. 

Đông Ngân

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 cách detox cực nhanh giúp bạn gái có được làn da trắng sứ, mềm mịn như nhung đón xuân về