Tay chân miệng vào mùa: 4 SAI LẦM nghiêm trọng nên tỉnh táo để tránh biến chứng nặng nề

2017-08-29 18:30
- Tay chân miệng vào mùa các phụ huynh cần biết 4 điều sai này nhằm phòng bệnh cũng như tránh biến chứng.

Bệnh tay chân miệng đang rục rịch vào mùa, các gia đình có con nhỏ cần phải đề phòng từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Nhầm lẫn những ngày đầu

Thông thường những ngày đầu tiên, bệnh toàn phát với vết loét ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, có một số phụ huynh lại bị nhầm lẫn căn bệnh với thủy đậu. Điều này dẫn đến điều trị không đúng hướng.

Các bác sĩ cho rằng, hoàn toàn có thể phân biệt được giữa thủy đậu và tay chân miệng. Cụ thể như tay chân miệng sẽ có dấu hiệu vết loét, mụn ở miệng ngoài các mụn ở tay, chân. Còn mụn nước của thủy đậu mọc khắp cơ thể nhiều ở lưng, mặt.  Các nốt của tay chân miệng nhỏ còn nốt của thủy đậu lớn hơn, dễ vỡ.

Một dấu hiệu quan trọng nữa là các nốt thủy đậu gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng nốt của tay chân miệng không ngứa ngáy trừ khi vỡ ra.

Ủ ấm quá mức

Nhiều cha mẹ khi thấy con bị tay chân miệng thường kiêng cữ quá mức. Theo các bác sĩ, việc quan trọng là giữ để các nốt không bị vỡ. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý vệ sinh trên da để đảm bảo không tích tụ chất bẩn dẫn đến nhiễm trùng.

Nếu trẻ bị sốt cao, cha mẹ ngoài hạ sốt nên mặc cho trẻ thoáng mát. Việc để mồ hôi toát ra và ngấm vào trong càng khiến cho trẻ bị mệt và nặng hơn.

Tâm lý chủ quan

Tay chân miệng hiện nay chỉ có điều trị triệu chứng, chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng bệnh. Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, rửa tay chân và giữ vệ sinh cá nhân đặc biệt sau khi chơi đồ chơi hay đi từ bên ngoài về.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không chú ý đến điều này dẫn đến con bị mắc bệnh. Đặc biệt, khi trẻ bị mắc tay chân miệng phải nghỉ học ít nhất 10 ngày để hết virus trong cơ thể và phục hồi sức khỏe. Đi học quá sớm khiến trẻ có thể lây cho những trẻ khác và chưa phục hồi sức khỏe sẽ khá mệt mỏi.

Có nhiều gia đình chỉ chú ý rửa tay cho trẻ con nhưng không chú ý rửa tay cho người lớn dẫn đến khi người lớn mang virus vẫn có thể truyền cho trẻ.

Vệ sinh miệng sai cách

Các nốt của bệnh tay chân miệng mọc nhiều ở miệng trẻ, không ít phụ huynh dùng bông gạc thấm nước muối rửa miệng hay dùng khăn sữa thấm nước muối. Nhưng đây là sai lầm khiến các nốt vỡ ra dẫn đế loét. 

Cách tốt nhất vệ sinh răng miệng cho bé là dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sữa rửa mặt chân ái cho da mụn nhạy cảm