Sốt xuất huyết: Đây là lý do Hà Nội áp dụng kiểu phun sương để diệt muỗi phòng bệnh

2017-08-25 18:39
- PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích, phun sương mới tiếp cận được các giá thể muỗi hay đậu như quần áo, chăn màn…Phun sương là cách phun cả mà cả thế giới áp dụng không chỉ có Việt Nam và phù hợp với dịch tễ của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.

Theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tăng từ tháng 5, đặc biệt tăng nhanh vào tháng 7 và tiếp tục tăng vào tháng 8. Hiện tại, sốt xuất huyết đang trong đỉnh của dịch, dự báo sẽ kéo dài cho tới tháng 11.

"85% số ca mắc sốt xuất huyết từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết vẫn tập trung cao ở học sinh, sinh viên và người lao động ngoại tỉnh chiếm tới 40% ca mắc bệnh. 90% số người mắc sốt xuất huyết tập trung ở nội thành và ven đô", TS. Cảm nói.

TS. Cảm cho hay, Hà Nội sẽ áp dụng phun diệt muỗi ở 100% ở trường Đại học trước khi sinh viên vào nhập trường để tránh hàng loạt sinh viên mắc sốt xuất huyết.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục y tế Dự phòng cho hay, tính từ đầu năm đã có hơn 100.000 ca mắc với hơn 84.000 ca nhập viện và 26 ca tử vong. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc bệnh trước tăng 47%.

Ở khu vực phía Bắc, số ca mắc bệnh tập trung ở Hà Nội và một vài tỉnh đồng bằng có người lao động sinh sống làm ăn ở Hà Nội đi về quê mang virus bệnh lây cho cộng đồng. Đối tượng mắc sốt xuất huyết ở Miền Bắc chủ yếu là học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng và người lao động tự do… Số ca bệnh mắc đang có xu hướng giảm ở các quận nội thành như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu giấy, nhưng lại tăng ngoại thành như Hà Đông, Thanh Trì, Nam Tư Liêm, Thanh Oai… Tình hình thời tiết như hiện nay vẫn cần đề phòng, không được chủ quan.

PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định: "Cần tập trung phòng chống dịch trong dịp đầu năm học mới để không xảy ra tình trạng học sinh mới nhập học mà mắc sốt xuất huyết, cần phải tuyên truyền tới các trường học tăng cường diệt loăng quăng, bọ gậy”.

Muỗi sau khi phun chết 100%

PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, Viện đã cắt cử 20 cán bộ chuyên môn xuống các địa bàn giúp đỡ kỹ thuật, chỉ đạo chuyên môn cho Hà Nội. Trước nhiều ý kiến của người dân cho rằng phun thuốc nhưng muỗi không chết, PGS. TS Dương khẳng định, Viện đã tiến hành kiểm tra trước và sau phun thuốc diệt muõi trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy muỗi chết 100% sau 24 giờ phun. 

“Chỉ phun diệt muỗi nhưng nhiều khu vực không diệt bọ gậy, vì vậy bọ gậy chỉ sau 2-3 giờ sẽ nở thành muỗi từ vườn tràn vào nhà. Cho nên sau phun thuốc vài tiếng lại muỗi có trong nhà là điều dễ hiểu. Tôi khẳng định muốn hết muỗi phải diệt bọ gậy. Việc phun diệt muỗi chỉ là biện pháp tức thời để diệt muỗi nhanh chứ không phải là biện pháp lâu dài”, PGS.TS Dương nói.

PGS.TS Dương cho hay, việc phun thuốc muỗi bắt buộc phải phun sương chứ không thể phun tường. Vì phun sương mới tiếp cận được các giá thể muỗi hay đậu như quần áo, chăn màn… Phun sương là cách phun cả mà cả thế giới áp dụng không chỉ có Việt Nam và phù hợp với dịch tễ của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Việc phun tường thì thuốc sẽ tồn tại lâu dài nhưng chỉ áp dụng cho muỗi sốt rét.

Thứ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp dù các ban ngành đã làm quyết liệt. Tại Hà Nội không chỉ quan tâm phòng chống dịch ở nội thành mà phải quan tâm ở các khu vực ngoại thành.  

“Sắp tới mùa tựu trường cần phải kiểm soát dịch tốt hơn nếu không sẽ trở thành một ổ dịch lớn”, Thứ trưởng nói.

Bên cạnh sốt xuất huyết, Thứ Trưởng cũng lưu ý tới bệnh tay chân miệng đang có số ca mắc tăng lên, đặc biệt cần lưu ý phòng tránh vào dịp tựu trường.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trời sinh một cặp: 3 cặp đôi con giáp cưới nhau sẽ gánh vàng, gánh bạc về nhà